Giá vàng SJC bất ngờ tăng mạnh, chạm mốc kỷ lục mới

Trái với kỳ vọng giảm thu hẹp với thế giới, giá vàng miếng SJC tiếp tục nhảy vọt và lập mốc đỉnh chưa từng có trong lịch sử, lên tới 85,5 triệu đồng/lượng.

Chiều 15/4, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đẩy giá vàng miếng SJC lên mức kỷ lục mới, khi mua vào 83,3 triệu đồng/lượng, bán ra 85,5 triệu đồng/lượng, tăng tới 1,7 triệu đồng/lượng so với buổi sáng.

Đáng chú ý, giá vàng miếng SJC đang tăng nhanh hơn vàng nhẫn và cả thế giới. Khi giá vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại được giao dịch quanh 74,65 triệu đồng/lượng mua vào; 76,55 triệu đồng/lượng bán ra, tăng thêm 150.000 đồng so với buổi sáng. Trong hai ngày qua, giá vàng nhẫn tăng thêm khoảng 350.000 đồng/lượng; giá vàng miếng tăng tới 2,5 triệu đồng. Biên độ chênh lệch giá mua – bán vàng miếng cũng được nới rộng lên 2,2 triệu đồng/lượng. Do giá vàng miếng SJC tăng sốc, khiến chênh lệch với giá vàng thế giới giãn rộng ra 12,2 triệu đồng/lượng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau khi chạm mốc cao nhất mọi thời đại, giá vàng thế giới quay đầu giảm mạnh. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn duy trì ổn định.

Giá vàng miếng trong nước hôm nay 18/9 bất ngờ tăng mạnh lên mốc 82 triệu đồng/lượng; trong khi đó, giá vàng nhẫn ổn định trên 79 triệu đồng/lượng.

Cùng với giá vàng thế giới tiếp tục tăng trước triển vọng Fed hạ lãi suất, giá vàng miếng SJC trong nước sáng nay 17/9 cũng tăng mạnh, chạm mốc 82 triệu đồng/lượng

Sáng 16/9, giá vàng nhẫn tiếp đà tăng, vượt mốc 79 triệu đồng/lượng. Trong khi đó vàng miếng SJC vẫn giữ ở mức ổn định.

Các chuyên gia cho rằng, hướng đi của vàng trong tuần này sẽ phụ thuộc lớn vào quyết định lãi suất của Fed. Thị trường vàng trong nước tiếp tục ổn định với giá vàng miếng neo ở 80,5 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn các thương hiệu trong nước neo trên 79 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới giao ngay đã đạt mức cao kỷ lục là 2.580,55 USD/ounce và đang trên đà đạt mức tăng trưởng hằng năm mạnh nhất kể từ năm 2020, với mức tăng hơn 24% do nhu cầu trú ẩn an toàn, do bất ổn địa chính trị, kinh tế và hoạt động mua mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương.