Giải mã các đòn 'ăn miếng, trả miếng' giữa Iran và Pakistan
Ngày 16/1, Iran đã thực hiện cuộc tấn công chính xác bằng tên lửa và máy bay không người lái nhằm vào lực lượng mà họ gọi là “những kẻ khủng bố Iran trên đất Pakistan”. Mục tiêu của Iran là các thành trì của nhóm chiến binh Sunni Jaish al-Adl, mà Iran gọi là Jaish al-Dhulm. Nhóm này hoạt động ở cả hai bên biên giới Iran - Pakistan và trước đây đã nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu ở Iran.
Trong khi đó, Pakistan cáo buộc nước láng giềng Iran vi phạm không phận nước này, cho biết vụ tấn công đã làm ít nhất hai trẻ em thiệt mạng và một số người khác bị thương, đồng thời cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng.
Bà Zahra Baloch, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pakistan cho biết: “Chúng tôi đã thông báo với họ rằng Pakistan đã quyết định triệu hồi đại sứ của mình tại Iran và đại sứ Iran tại Pakistan, người hiện đang thăm Iran, có thể sẽ không trở lại trong thời điểm hiện tại. Chúng tôi cũng đã quyết định đình chỉ tất cả các chuyến thăm cấp cao đang diễn ra hoặc đã được lên kế hoạch giữa Pakistan và Iran trong những ngày tới.”
Chưa đầy 48 giờ sau đó, Pakistan thực hiện đòn tấn công trả đũa sang lãnh thổ Iran, xác nhận đã “tập kích chính xác có mục tiêu” nhằm vào một số nơi ẩn náu được cho là của lực lượng ly khai ở tỉnh Sistan và Baluchestan của Iran. Bộ Ngoại giao Pakistan cho biết một số thành viên của lực lượng ly khai đã bị tiêu diệt.
Trong khi đó, chính quyền Iran thông báo ít nhất 9 người đã thiệt mạng, trong đó 3 phụ nữ và 4 trẻ em.
Trên thực tế, cuộc chiến chống lại phe ly khai của Pakistan và Iran đã diễn ra trong nhiều năm ở biên giới hsi nước và không phải là điều mới. Hai nước cũng từng nhiều lần cáo buộc phía còn lại chưa mạnh tay với các nhóm phiến quân đe dọa tới an ninh của nước láng giềng.
Tuy nhiên, việc hai bên sẵn sàng tấn công vào lãnh thổ phía còn lại mà không thông báo cho nhau trước là điều gây bất ngờ, không chỉ dẫn đến một cuộc đối đầu về ngoại giao giữa hai nước láng giềng, mà còn có thể đổ thêm dầu vào khu vực nơi xung đột vốn đã bùng cháy.
Trong tuần qua, Iran cũng đã thực hiện các cuộc không kích bằng tên lửa nhằm vào miền Bắc Iraq và Syria với lý do để bảo vệ chủ quyền, an ninh đồng thời chống khủng bố. Các cuộc tấn công cho thấy nỗ lực của Tehran nhằm khẳng định và mở rộng ảnh hưởng tại một trong những khu vực bất ổn nhất thế giới.
Bà Suzanne Maloney, Phó Chủ tịch và Giám đốc chính sách đối ngoại tại viện Brookings cho rằng: “Cả hai vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Iran ở Iraq và Syria đều đã được thực hiện một cách cẩn trọng để tránh bất kỳ tổn hại quân sự thực sự nào. Tôi không nhận thấy nguy cơ các vụ tấn công sẽ leo thang thành một cuộc xung đột quân sự trực tiếp giữa Mỹ và Iran, nhưng những diễn biến như thế càng kéo dài thì càng có nhiều cơ hội cho tính toán sai lầm, có khả năng làm nổ ra một cuộc xung đột lớn hơn nhiều ở khu vực.”
Các quốc gia lân cận đã lên tiếng, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ kêu gọi cả hai nước kiềm chế và tránh leo thang căng thẳng hơn nữa.
Còn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết Washington đang nỗ lực ngăn chặn Trung Đông bùng phát thành xung đột toàn diện.
Bất chấp các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng, Iran và Pakistan dường như không muốn rơi vào tình trạng thù địch toàn diện với nhau. Tuyên bố của cả hai bên phần nào cho thấy điều này. Bộ Ngoại giao Pakistan mới đây đã gọi Iran là “quốc gia anh em” và nhấn mạnh sự cần thiết phải tìm giải pháp chung.
Trong khi đó, đầu tuần này Ngoại trưởng Iran cũng gọi Pakistan là “quốc gia thân thiện” và nhấn mạnh các cuộc tấn công của Tehran chỉ nhằm vào phiến quân. Một số người cho rằng chính phủ ở Islamabad đang chịu áp lực trong nước phải đáp trả, bởi Pakistan sẽ tổ chức bầu cử vào tháng tới.
Đài phun nước Trevi ở Italy đã được mở cửa lại sau hơn hai tháng vệ sinh và phục hồi, một phần trong công tác chuẩn bị của Rome cho Năm Thánh Công giáo La Mã 2025.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin vào tối ngày 22/12.
Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa bày tỏ sự ủng hộ việc cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ trong ít nhất một thời gian ngắn và nói rằng, ông đã nhận được hàng tỷ lượt xem trên nền tảng truyền thông xã hội này trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình.
Tại ngôi làng Ponikla ở Cộng hòa Séc, nghề thổi thủy tinh có truyền thống hơn 150 năm tuổi vẫn đang được duy trì. Nhà xưởng Rautis, đơn vị duy nhất trên thế giới còn sản xuất đồ trang trí Giáng sinh từ cát thủy tinh, không chỉ đang bảo tồn một nghề thủ công truyền thống mà còn góp phần đưa kỹ thuật này đến đông đảo bạn bè quốc tế.
Dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố mới đây cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
Albania công bố lệnh cấm TikTok trong vòng một năm do lo ngại về ảnh hưởng của mạng xã hội lên trẻ em. Quyết định được đưa ra sau vụ một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vì những tranh cãi qua lại trên mạng xã hội.
0