Giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng
Thực hiện Nghị Quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, sáng nay, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành ngân hàng để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Tính đến giữa tháng 6, tín dụng đã tăng 3,79% so với cuối năm ngoái.
Con số 3,79% tăng trưởng tín dụng, tương đương khoảng 500 nghìn tỷ đồng vốn đã được cho vay ra nền kinh tế. Đây là mức tăng tốt nhất cùng kỳ 3 năm trở lại đây.
Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước, kết quả này vẫn còn cách khá xa mục tiêu 15% của cả năm nay. Trong số 63 tỉnh thành phố, thì có 23 địa phương tín dụng tăng trưởng âm. chỉ có 11 địa phương có mức tăng trên 2%.
Để mở rộng tín dụng, Hội nghị đã đưa ra nhiều giải pháp, một số ngân hàng đề xuất tháo gỡ các khó khăn về quy định pháp lý cho các dự án bất động sản, hay đồng bộ giải pháp kích cầu tiêu dùng để có thể khơi thông dòng vốn vay.
Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc Ngân hàng BIDV cho biết: ''Chúng tôi tiếp tục rà soát và ban hành gói tín dụng, tập trung triển khai gói Nhà ở xã hội theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Đặc biệt là sẽ triển khai hội nghị kết nối với doanh nghiệp để tìm hiểu khó khăn của doanh nghiệp, khách hàng, cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng 6 tháng cuối năm.''
Ông Phạm Như Ánh, Tổng Giám đốc Ngân hàng MB chia sẻ: ''Ngoài sức hấp thụ của nền kinh tế thì các ngân hàng đều có các giải pháp tổng hợp. Không có một giải pháp duy nhất nào để đảm bảo mức độ tăng trưởng tín dụng và hấp thụ của thị trường. Tổng hợp kể cả về giá, các ngân hàng giảm lãi suất sâu nhất trong chục năm gần đây. Giá thấp thì cầu sẽ tăng.''
Từ nay đến cuối năm, với những chỉ đạo quyết liệt hành động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư, thị trường, phối hợp giải quyết, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, NHNN dự kiến tăng trưởng tín dụng các tháng cuối năm tăng trưởng khả quan. NHNN tiếp tục xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm điều hành tín dụng 06 tháng cuối năm .
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước cho biết: ''6 tháng cuối năm chúng tôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.''
Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản của các Ngân hàng thương mại trong trường hợp cần thiết để đảm bảo có nguồn vốn cho vay. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo các Ngân hàng thương mại tiết giảm chi phí hoạt động, giữ mặt bằng lãi suất cho vay ở mức thấp để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
0