Giải pháp khắc phục dự án bất sộng sản đình trệ nhiều năm

Bên hành lang nghị trường Quốc hội sáng nay, 28/10, một số đại biểu hiến kế cách thức xử lý các dự án bất động sản còn đang bị đình trệ nhiều năm cũng như các vấn đề về nhà ở nhà xã hội để người dân có thể tiếp cận sớm nhất.

Ông Trần Hoàng Ngân - Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Với các dự án bị đóng băng, theo tôi Quốc hội phải có nghị quyết liên quan đến vấn đề này. Vừa qua, Quốc hội đã thảo luận về vấn đề cho phép xây dựng nhà ở thương mại đối với đất không có đất ở thì đây là một giải pháp để tháo gỡ. Đồng thời cần rà soát lại các dự án tìm hiểu nguyên nhân để xử lý”.

Bà Trần Thị Việt Nga - Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho biết: “Những vướng mắc chúng ta chưa tích cực để tháo gỡ, khiến cho nhiều dự án dù đã được phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc bắt đầu khởi công nhưng vẫn dậm chân tại chỗ. Do đó, việc đầu tiên là chúng ta phải rà soát các quy định liên quan đến pháp luật nếu có vướng về thể chế ta tiếp tục tháo gỡ. Nếu như không đến từ thế chế mà đến từ khâu tổ chức thực hiện thì cũng phải rà soát để thấy được trách nhiệm của từng đơn vị, tổ chức cá nhân trong quá trình thực thi”.

Ông Trần Văn Tuấn - Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang  cho biết: “Cơ sở pháp luật về thị trường bất động sản và Nhà ở xã hội chưa hoàn thiện. Đặc biệt là các luật thi hành hướng dẫn rất thiếu, yếu, chưa rõ. Do đó, Quốc hội có nghị quyết xác định cụ thể nhiêm vụ với chính phủ, bộ, ngành về ban hành Nghị định, thông tư cũng như thực thi hướng dẫn..”

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Do vết thương nặng, hai tài xế điều khiển xe tải và xe bồn bị kẹt ở cabin trong vụ tai nạn giao thông liên hoàn tại thị xã Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) đều đã tử vong.

Thảo luận về Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”, một số đại biểu Quốc hội có ý kiến đề nghị làm rõ vấn đề giá bất động sản tăng cao tại một số thành phố lớn trong thời gian qua.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tháng 11 năm 2024 đến tháng 1 năm 2025 sẽ còn khoảng 2,8 cơn bão áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông.

Do ảnh hưởng của bão số 6 (Trami), vùng biển Thừa Thiên - Huế có gió giật mạnh nhất cấp 8 - 9, triều cường dâng cao gây sạt lở nhiều đoạn bờ biển. Đặc biệt, nước biển tràn vào bờ ở bãi biển Thuận An (thành phố Huế) và xã Phú Thuận (huyện Phú Vang), để lại hậu quả nặng nề cho người dân ven biển.

Đêm qua và sáng nay, trên địa bàn biên giới huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình có mưa to đến rất to. Các sông suối nước dâng nhanh gây ngập lụt, chia cắt nhiều nơi. Các đơn vị tăng cường lực lượng xuống các bản làng hỗ trợ người dân di dời.

Bên hành lang nghị trường Quốc hội sáng nay, 28/10, một số đại biểu hiến kế cách thức xử lý các dự án bất động sản còn đang bị đình trệ nhiều năm cũng như các vấn đề về nhà ở nhà xã hội để người dân có thể tiếp cận sớm nhất.