Giải pháp xây dựng chuẩn mực người Hà Nội

Sáng 13/12, tại Nhà Thái học Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở VH-TT Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VH-TT&DL đã tổ chức Hội nghị “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Đây là nội dung tiếp tục thực hiện Chương trình số 06 của Thành ủy Hà Nội, cụ thể hóa thực hiện Chỉ thị 30 của Thành ủy Hà Nội. Việc xây dựng các chuẩn mực và tiêu chí người Hà Nội không chỉ nhằm nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân mà còn góp phần gia tăng sức cạnh tranh và khả năng hội nhập quốc tế của Thủ đô.

Tại Hội nghị, Ban Tổ chức nhận được 56 bài viết, trong đó có 30 bài của các quận, huyện, thị xã, 26 bài của chuyên gia, nhà khoa học, đại điện Sở Văn hóa và Thể thao và Du lịch các tỉnh thành vùng Thủ đô, vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là cơ hội quý báu để các đơn vị cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm xây dựng các tiêu chí con người Thủ đô mang đậm tính đại diện cho vị thế Hà Nội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Hội nghị thảo luận và đưa ra hai nội dung trong tâm đó là:

Thứ nhất, xác định hệ giá trị đặc trưng của con người Hà Nội: làm rõ các phẩm chất cốt lõi như hào hoa, thanh lịch, thân thiện, hòa bình, văn minh, sáng tạo, đồng thời nhấn mạnh yếu tố đại diện cho vị thế Thủ đô.

Thứ hai, lượng hóa các chuẩn mực của người Hà Nội thành tiêu chí cụ thể là một bước quan trọng để có thể đánh giá, đo lường và phát triển các giá trị văn hóa đặc trưng.

Qua các Hội thảo của Thành phố tổ chức, Ban Tổ chức đã dự thảo các phương án, lượng hóa chuẩn mực đề xuất để xây dựng người Hà Nội “hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh” thành các tiêu chí cụ thể; góp phần định hình "sức mạnh mềm" của Thủ đô Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

“Nét Việt Nam" - dự án được thực hiện bởi các bạn trẻ sinh ra trong thời đại số như một "bảo tàng sống” ghi lại chân thực các làng nghề, nghệ thuật dân gian và tinh hoa ẩm thực Việt Nam. Từ đó, tạo nên nhịp cầu kết nối thế hệ trẻ với di sản cha ông, để họ sẽ chính là những người gìn gìn và lan tỏa bản sắc Việt trong dòng chảy hiện đại.

Đón xuân Ất Tỵ 2025, nhiều trường học ở Hà Nội đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn với lễ hội văn hoá dân gian, giúp lứa tuổi học trò thêm hiểu và trân trọng truyền thống văn hoá của dân tộc.

Năm nay Lễ hội chùa Hương sẽ diễn ra từ ngày 3/2 đến hết ngày 1/5/2025 (tức từ mùng 6 tháng Giêng đến hết mùng 4 tháng Tư năm Ất Tỵ). Tham gia lễ hội du khách sẽ được chứng kiến nhiều điểm mới như: thưởng thức một số loại hình nghệ thuật truyền thống gồm múa rối, chèo, cồng chiêng và miễn phí nước uống, ô che nắng, mưa...

Sáng 24/1, phố sách Xuân Ất Tỵ đã khai mạc tại quận Hoàn Kiếm với chủ đề: “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Điểm nhấn của phố sách là màn viết thư pháp trên giấy dó của Universal Robots.

Tựa chuyến lãng du độc đáo qua các miền di sản, hộp quà Tết “Phong Vị Di Sản” gói trọn tinh hoa đất trời và vẻ đẹp văn hoá, con người Việt Nam, đưa hồn xưa hòa quyện nét tinh hoa hiện đại.

Làng bánh chưng Tranh Khúc nổi tiếng Hà Thành đang tất bật cho vụ Tết, phục vụ không chỉ người dân Thủ đô mà còn cho người sành ẩm thực ở trong nước và quốc tế.