Giải pháp xóa bỏ nhà siêu mỏng, siêu méo
Tại khu vực xung quanh đường Vành đai 2 sau khi mở đường, có không ít những căn nhà siêu mỏng, siêu méo. Hay tại phố Huỳnh Thúc Kháng (kéo dài), dù một căn nhà siêu mỏng nhưng có tới hai cửa, hai mặt tiền. Với quy định mới có hiệu lực từ ngày 7/10/2024, những căn nhà này sẽ khó có thể tồn tại.
Đối với đất ở, theo Quyết định 61, những căn nhà sau sẽ không đủ điều kiện tồn tại: thửa đất nằm vào diện “không đủ điều kiện tồn tại” nếu sau thu hồi có ít nhất một cạnh tiếp giáp tuyến đường giao thông và có diện tích đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ dưới 15m²; Có kích thước mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng dưới 3m; thửa đất sau thu hồi không có lối đi và có diện tích đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa quy định tại khoản 1 Điều 14 Quyết định 61/2024/QĐ-UBND.
Đối với đất khác, thửa đất sẽ không đủ điều kiện tồn tại nếu sau khi thu hồi có diện tích đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ dưới 50m².
Đây được coi là giải pháp mạnh để xóa bỏ tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo gây mất mỹ quan đô thị vốn xuất hiện khá phổ biến sau mỗi dự án mở đường ở Hà Nội. Và để giải quyết tình trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra, trong đó có việc hợp thửa, hợp khối nhưng đó cũng chỉ trên tinh thần khuyến khích, tự nguyện nên kết quả không như kỳ vọng.
Theo Quyết định 61 của UBND Thành phố, việc hợp thửa đối với các trường hợp không đủ điều kiện tồn tại đã được nêu rõ như sau:
- Trường hợp người sử dụng đất có giấy tờ hợp pháp: UBND cấp huyện thông báo, hướng dẫn, tạo điều kiện cho người đang sử dụng đất thực hiện thỏa thuận về chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất để hợp thửa đất theo quy định…
- Trường hợp đất chưa được cấp Giấy chứng nhận nhưng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận: UBND cấp huyện tiến hành kiểm tra, xét duyệt, thông báo, hướng dẫn người đang sử dụng đất thỏa thuận và thực hiện thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để hợp thửa đất…
Quy định này đã nhận được sự đồng thuận cao trong giới chuyên gia. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng đề xuất tới việc mở rộng thêm hành lang đất hai bên đường và tổ chức đấu giá. Đây cũng là kinh nghiệm từ các nước phát triển, có thể ngăn chặn nhà siêu mỏng, siêu méo bằng việc mở rộng phạm vi, diện tích thu hồi hai bên đường khi thực hiện quy hoạch; áp dụng cơ chế góp đất và điều chỉnh đất đai, tạo điều kiện cho người có đất bị thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ…
Nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia cũng đã dùng cơ chế góp đất và điều chỉnh đất đai trong việc mở đường tại các đô thị. Một phần đất còn lại sau khi đền bù được đấu giá để lấy tiền xây dựng con đường. Với phương thức này, lợi ích từ hạ tầng mới được chia sẻ hợp lý giữa Nhà nước và người đang sử dụng đất.
Bảng giá đất điều chỉnh vừa được UBND Thành phố ban hành có hiệu lực từ 20/12/2024 đến hết năm 2025, trong đó, giá đất ở có mức cao nhất là hơn 695,3 triệu đồng/m² với các thửa mặt đường tại loạt phố của quận Hoàn Kiếm. Mức này gấp gần 3,7 lần bảng giá cũ.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71 về việc điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố được áp dụng từ nay đến hết năm 2025.
Sau những vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thời gian qua, chính quyền nhiều địa phương đã yêu cầu người dân phá dỡ chuồng cọp, song sắt. Lối thoát nạn an toàn có vai trò như thế nào khi chẳng may xảy ra cháy nổ?
Trong phiên họp giải trình, Thường trực HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND thành phố nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông để làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng.
Triển khai Công điện số 130 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã ban hành công văn số 4255 yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhà ở xã hội.
0