Giải phóng mặt bằng dự án cầu Đuống, khó chồng khó

Sau hơn một năm triển khai thi công, dự án cầu Đuống mới đang đảm bảo tiến độ, dù gặp nhiều khó khăn về địa thế thi công, địa chất lòng sông và đợt mưa lũ lớn hồi đầu tháng 9.

Để đưa dự án về đích theo đúng kế hoạch trong năm 2025 thì không thể bởi mặt bằng sạch để phục vụ thi công đã gần hết. Những vướng mắc trong công tác GPMB liên quan tới những hạng mục tới đây có thể khiến công trình chậm tiến độ ít nhất 3 năm, thậm chí lâu hơn thế nếu không có cơ chế tháo gỡ.

Khởi công từ tháng 9/2024 tới nay, dự án cầu Đuống mới đã cơ bản hoàn thành trên 35% khối lượng công việc. Trụ T3 đã hoàn tất. Trụ T4 gần đạt cao độ mặt cầu. Trụ T5 đang trong giai đoạn hoàn thiện… Khi các hạng mục trên kết thúc, đó cũng là lúc, dự án phải tạm dừng thi công do hết mặt bằng sạch.

Ông Chu Văn Tiên, CTCP Tập đoàn Đạt Phương cho biết: "Trong khoảng hai tháng tới là nhà thầu sẽ phải dừng lại. Hiện tại nhà thầu mong muốn sớm có mặt bằng để triển khai tiếp thôi nhưng tới thời điểm này, chưa thấy một động thái gì để bàn giao cho nhà thầu".

Để tiếp tục triển khai dự án, bắt buộc phải GPMB gần 5ha thuộc quận Long Biên và huyện Gia Lâm. Nhưng hiện, mới chỉ có một phần là đất công được GPMB. Phần lớn diện tích còn lại, liên quan tới khoảng 130 hộ dân.

Trong đó, có 51 hộ thuộc quận Long Biên và 59 hộ của huyện Gia Lâm phải bố trí tái định cư. Kế hoạch ban đầu, việc bàn giao toàn bộ mặt bằng sạch sẽ xong trong tháng 7/2025. Nhưng do thành phố Hà Nội phải điều chỉnh, bổ sung tiểu dự án tái định cư, mốc thời gian này buộc phải lùi lại.

Vướng mắc chưa dừng lại ở đây. Theo quy hoạch của Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bên cạnh dự án cầu Đuống mới đang được Bộ GTVT triển khai giai đoạn 1, TP Hà Nội sẽ triển khai một đơn nguyên cầu Đuống mới ở giai đoạn 2. Yêu cầu GPMB trên 6.200m2.

Người dân có đất và công trình trong phạm vi 2 dự án chỉ đồng ý bàn giao mặt bằng đồng thời cho cả 2 dự án chứ không muốn bàn giao đất 2 lần.

Trước vấn đề người dân đề xuất, TP Hà Nội và Bộ GTVT đều quan tâm, vào cuộc. Đồng thời, có văn bản xin chủ trương lồng ghép nguồn vốn phục vụ GPMB cả 2 dự án.

Tuy nhiên, do dự án cầu Đuống giai đoạn 2 chưa được phê duyệt triển khai xây dựng nên không thể GPMB đồng thời. Đây cũng là lý do mà Bộ Kế hoạch Đầu tư bác bỏ đề xuất trên vì nó chưa phù hợp với quy định tại khoản 3, điều 64 Luật Đầu tư Công.

Với hồi đáp này, nếu không có cơ chế gỡ vướng, dự án cầu Đuống hiện đang triển khai sẽ có thể tiếp tục bị ảnh hưởng tiến độ và kéo dài thời gian hoàn thành.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thành phố Hà Nội có 100% số hộ được dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh và 100% xã dân tộc thiểu số, miền núi đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Lễ hội chào đón năm mới City Tết Fest - Thủ Đức 2025 đã chính thức khai mạc tại công viên bờ sông Sài Gòn. Đây là sự kiện quy mô lớn tầm cỡ quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Thủ Đức, mang đến một không gian đa sắc, đa trải nghiệm kết hợp giữa văn hóa, nghệ thuật, công nghệ và cộng đồng.

Vào đêm 31/12, 22 điểm trông giữ xe trái phép, thu quá giá, lấn chiếm diện tích tại khu vực xung quanh hồ Gươm đã bị xử phạt.

Ngày 1/1/2025, Nghị quyết số 1286 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025 chính thức có hiệu lực thi hành.

Sáng nay, trong ngày đầu năm mới 2025, Thành Đoàn TP.HCM đã tổ chức Lễ tuyên dương công dân trẻ tiêu biểu năm 2024. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên đến dự và chúc mừng các công dân trẻ tiêu biểu.

Là trái tim của cả nước, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại, vì vậy Hà Nội cần có chiến lược toàn diện về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.