Giải phóng mặt bằng làm bệ phóng dự án Vành đai 4

Dự án đường Vành đai 4 là dự án trọng điểm của quốc gia, là công trình, sản phẩm cụ thể hóa quyết tâm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại. Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

Đây là kết quả từ sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị và thể hiện sự quyết liệt của Thành phố Hà Nội khi áp dụng nhiều nhóm giải pháp cho công tác giải phóng mặt bằng, trong đó có sự chủ động khi đề xuất tách giải phóng mặt bằng thành tiểu dự án riêng. 

Với quy mô đầu tư 85.813 tỷ đồng, tổng chiều dài 113,52km, dự án đường Vành đai 4 đi qua ba tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh. Đây là dự án quan trọng quốc gia, được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư bao gồm 7 Dự án thành phần.

Ngay từ khi bắt đầu dự án, công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư được xác định là khâu "trọng điểm của trọng điểm" cần phải được triển khai sớm. Thành phố Hà Nội đã đề xuất tách công tác giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần độc lập để triển khai ngay sau khi Chủ trương đầu tư được duyệt. Bước đầu, giải pháp này đã mang lại nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là bảo đảm tiến độ chung của toàn bộ dự án.

Tại hội thảo về phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh diễn ra hôm nay (18/1), đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố Hà Nội cho biết, việc giao địa phương thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng hoặc chủ đầu tư dự án thành phần giải phóng mặt bằng trên địa bàn để các địa phương chủ động và huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị của địa phương góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng chung của các dự án.

Hội thảo về phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh

Tuy nhiên đối với một số dự án phạm vi giải phóng mặt bằng thực hiện pheo phạm vi xây dựng, việc triển khai song song dự án thành phần giải phóng mặt bằng và dự án đầu tư xây dựng cần thực hiện cắm mốc, thu hồi đất thành nhiều lần.

Chuẩn bị mặt bằng là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình phát triển các dự án đường sắt đô thị. Giải quyết được những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng không chỉ là giải pháp quan trọng tháo gỡ điểm nghẽn giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ toàn bộ dự án mà còn tháo gỡ những điểm nghẽn trong quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất và giao thông. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.

Quốc Oai là địa bàn trung chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng như đất, đá từ Hòa Bình vào trung tâm thành phố và các quận, huyện lân cận. Do vậy, địa phương này gặp nhiều áp lực về tình trạng xe qua khổ, quá tải hoạt động.

Từ ngày 1/1/2025 việc sử dụng, quản lý thiết bị giám sát hành trình với các ô tô sẽ có nhiều quy định mới.

Liên quan đến việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi vào hôm qua (20/11), chiều nay 21/11, cơ quan chức năng đã làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 34/2024 quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

UBND thành phố Hà Nội vừa thống nhất chủ trương, chốt thời gian triển khai đầu tư xây dựng 03 cầu lớn bắc qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025 - 2030 là cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.