Giải quyết bài toán ô nhiễm không khí tại Seoul, Hàn Quốc

Vùng đô thị Seoul là nơi sinh sống của khoảng 26 triệu người, chiếm khoảng một nửa dân số của Hàn Quốc. Các hoạt động kinh tế thúc đẩy sự mở rộng của giao thông, công nghiệp, xây dựng đã làm gia tăng khí thải gây ô nhiễm không khí.

Vào những năm 1990, vùng đô thị Seoul thường xuyên bị bao trùm trong màn không khí ô nhiễm. Nhưng sau nhiều thập kỷ, với sự nỗ lực Chính phủ Hàn Quốc, bầu trời tại khu vực này đã trong xanh trở lại và không khí đã trong lành hơn rất nhiều.

Trong vài thập kỷ qua, Chính phủ Hàn Quốc đã phản ứng bằng cách tạo ra một khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ để quản lý chất lượng không khí ở khu vực đô thị trong đó có Seoul. Mạng lưới quan trắc không khí tự động được lặp đặt trên khắp khu vực đô thị Seoul và các nơi khác tại Hàn Quốc để công bố dữ liệu về chất lượng không khí hàng ngày thông qua trang web thông tin chất lượng không khí theo thời gian thực, cho phép các nhà nghiên cứu xác định xu hướng và cung cấp thông tin cho các cơ quan chính phủ để giám sát việc tuân thủ khuôn khổ pháp lý.

Bên cạnh đó, chính quyền vùng đô thị Seoul đã đưa ra một số chính sách để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí trong những năm gần đây,bao gồm việc bắt buộc lắp đặt lò hơi thân thiện với môi trường trong các hộ gia đình, hạn chế lái xe thải chất gây ô nhiễm và xanh hóa đội xe công cộng.

Đầu tư đáng kể là rất quan trọng để cải thiện chất lượng không khí. Từ năm 2007 đến năm 2020, chính quyền thành phố Seoul, Incheon và tỉnh Gyeonggi thuộc vùng đô thị Seoul, đã đầu tư 9 tỷ USD vào quản lý chất lượng không khí, trong đó hơn một nửa ngân sách tập trung vào các biện pháp giảm phát thải từ ngành giao thông. Khoảng 3,2 tỷ USD được dành cho việc tạo ra bằng chứng và sự tham gia của công chúng vào chất lượng không khí.

Không khí trong lành hơn mang lại kết quả tích cực cho sức khỏe con người. Theo một nghiên cứu, từ năm 2006 đến năm 2015, số ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí đã giảm đáng kể ở thành phố Seoul, Incheon và tỉnh Gyeonggi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều tác phẩm nghệ thuật Cơ Đốc giáo có giá trị đặc biệt, từng bị đánh cắp khỏi các nhà thờ trong bối cảnh xung đột vũ trang, đang được trưng bày tại Bảo tàng Byzantine, Quốc đảo Síp.

Một nhóm tình nguyện viên Ấn Độ đã quyết định tự mình hành động để khắc phục tình trạng ô nhiễm trên sông Yamuna - dòng sông linh thiêng chảy qua Thủ đô New Delhi.

Trung Quốc khẳng định không tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine do Liên minh châu Âu đề xuất, khẳng định lập trường ủng hộ giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột.

Tập đoàn Hyundai Motor của Hàn Quốc đã công bố khoản đầu tư 20 tỷ đô la vào Mỹ tại Nhà Trắng vào thứ Hai (24/3).

Các cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ tại Riyadh, Ả Rập Xê Út, đã kết thúc sau hơn 12 giờ thảo luận.

Dải Gaza tiếp tục là điểm nóng xung đột, nơi hàng triệu người Palestine phải đối mặt với bạo lực, phong tỏa và khủng hoảng nhân đạo. Trong khi các cường quốc liên tục đưa ra những tuyên bố ngoại giao, số phận của người dân Gaza dường như đang bị cuốn vào những toan tính chính trị.