Giải quyết vướng mắc lĩnh vực Tài chính - Ngoại giao

Trong khuôn khổ Phiên họp thứ 31 diễn ra vào ngày hôm nay (18/3) dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thực hiện Phiên chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực Tài chính, Ngoại giao. Tại Phiên chất vấn, có 69 lượt đại biểu Quốc hội đăng ký tham gia chất vấn tranh luận, trong đó có năm lượt đại biểu tranh luận với tổng số 86 câu hỏi về các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm.

Các nhóm vấn đề thuộc hai lĩnh vực Tài chính, Ngoại giao đều là các vấn đề rất quan trọng, thu hút sự quan tâm, chú ý rộng rãi của cử tri, nhân dân cả nước. Các Bộ trưởng với tinh thần trách nhiệm cao, hiểu biết, nắm chắc thực trạng ngành, lĩnh vực phụ trách đã trả lời rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề trọng tâm mà nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn; làm rõ thực trạng, đề xuất giải pháp đối với các vấn đề chất vấn.

Đánh giá cụ thể về các lĩnh vực được chất vấn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, thời gian tới, lĩnh vực Tài chính cần thực hiện đồng bộ, đồng thời nhiều giải pháp, tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật, biện pháp tổ chức quản lý Nhà nước; xác định rõ trách nhiệm của Chính phủ, từng bộ, ngành, địa phương, bộ quản lý chuyên ngành và bộ quản lý tổng hợp; đề cao nguyên tắc phối hợp trong tổ chức thực hiện; phát huy vai trò của các hiệp hội ngành nghề dịch vụ, tài chính…

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực Tài chính, Ngoại giao

Đối với lĩnh vực Ngoại giao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, các bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp đề ra nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế. Trong đó, cần tập trung vào một số vấn đề như thực hiện các thỏa thuận, cam kết song phương, đa phương, hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp; vấn đề liên kết, hội nhập quốc tế; công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân; công tác tổ chức bộ máy ngành Ngoại giao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ của quân và dân ta, đã làm sụp đổ ý chí thực dân Pháp, từ đó xoay chuyển cục diện chiến tranh, đồng thời tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Geneve năm 1954.

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024). Tham dự sự kiện có các Lãnh đạo Đảng, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao cùng các ban, bộ, ngành Trung ương, mặt trận Tổ quốc, Đại sứ, đại diện các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Hà Nội.

Ngày 25/4, hai đoàn giám sát của HĐND thành phố đã làm việc với Sở Văn hoá và Thể thao, Sở Tài nguyên và Môi trường và huyện Thạch Thất về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan Nhà nước tại thành phố Hà Nội.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã chủ trì tiếp đoàn đại biểu Thủ đô Vientiane, do Phó Đô trưởng Thủ đô Viêng Chăn Phouvong Vongkhamsao, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào dẫn đầu, thăm và trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí, phát triển du lịch.

Chiều 25/4, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông.

Ngày 25/4, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn làm trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.