Giao dịch biệt thự, liền kề kém nhất 10 năm qua

Năm 2023 là một năm khó khăn của thị trường BĐS nói chung. Đặc biệt đối với phân khúc biệt thự liền kề, lượng giao dịch ghi nhận thấp nhất trong 10 năm qua.

Trong năm 2023 lượng giao dịch biệt thự, liền kề của Hà Nội chỉ có 359 căn được bán, thấp nhất kể từ năm 2014 đến nay. Tổng số giao dịch giảm 76% theo năm và tỷ lệ hấp thụ cũng giảm 31% theo năm.

Mặc dù lượng giao dịch thấp nhưng giá bán mới của phân khúc này tiếp tục tăng. Dẫn đầu là biệt thự sơ cấp, tăng 55% theo quý lên 160 triệu đồng/m2. Giá liền kề và shophouse cũng tăng 3% theo quý, đạt lần lượt 194 triệu đồng/m2 và 328 triệu đồng/m2. Trước thực trạng này, các chuyên gia cảnh báo thời gian qua thị trường biệt thự, liền kề đang có hiện tượng bị đẩy giá, do cầu lớn, nguồn cung yếu. Việc này đã tạo cơ hội cho một bộ phận đầu cơ tham gia phát triển thị trường vì vậy nhà đầu tư cần tỉnh táo, không giao dịch thời điểm này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh giá đất tăng cao, nguồn cung nhà ở giá rẻ thiếu, nhà ở xã hội đã sử dụng hiện đang được rao bán tăng gấp 2-3 lần so với mức giá khi mở bán.

Tính pháp lý rõ ràng, bàn giao tài sản nhanh, cơ sở hạ tầng được Nhà nước đầu tư đồng bộ là những yếu tố để đất đấu giá thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Đây là nội dung được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại cuộc họp thảo luận về nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai vừa diễn ra.

Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành xây dựng, ban hành thông tư quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Sau thời gian tạm dừng để rà soát pháp lý, từ giữa tháng 9, nhiều huyện của Hà Nội bắt đầu đấu giá đất trở lại. Thanh Oai, Mỹ Đức, Đan Phượng và Mê Linh sẽ đấu giá hơn 250 lô đất từ nay đến đầu tháng 10.

HoREA kiến nghị mức thuế ưu đãi thu nhập với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội (NƠXH) cho thuê là 6%, thấp hơn 4% theo đề xuất của Bộ Tài chính.