Giáo dục giới tính, nâng cao kỹ năng sống cho học sinh
Trong một buổi truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên cho các em học sinh Trường THCS Đống Đa (quận Đống Đa, Hà Nội), đề bài mà thầy giáo đưa ra là sắp xếp quy trình từ tình yêu đến khi lập gia đình. Đáp án được các em học sinh lớp 8 và lớp 9 Trường THCS Đống Đa đưa ra là “thích - tìm hiểu - yêu - lấy - ấy”. Nhưng khi thầy giáo cho 10 giây để các em tìm lại đáp án đúng thực tế hiện nay thì kết quả "ấy" lại được xếp lên đầu tiên.
Đã nhiều năm làm công tác truyền thông dân số cho học sinh, thầy giáo Dương Mạnh Cường - Học viện Phụ nữ Việt Nam, không nhớ chính xác mình đã đi đến bao nhiêu trường, gặp gỡ bao nhiêu học sinh và chỉ biết rằng tất cả các em đều rất hào hứng khi được khám phá bản thân mình, giải đáp những thắc mắc mà bấy lâu ai cũng tò mò.
Thầy Dương Mạnh Cường chia sẻ: “Các bạn học sinh bây giờ cực kỳ hiện đại, năng động và tự tin, đặc biệt là trong vấn đề tình yêu, tình dục. Các bạn rất thoải mái khi bàn về vấn đề này, tuy nhiên, kiến thức, kỹ năng của các bạn chưa đến. Lúc này, nếu người lớn chúng ta cũng ngại, không muốn chia sẻ, không muốn vẽ đường cho hươu chạy thì các bạn sẽ rất dễ bị lạc lối”.
Cô giáo Lê Thu Thuỷ - Trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), mặc dù là giáo viên dạy Văn, nhưng với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, cô Thuỷ thường xuyên dành thời gian để trao đổi cởi mở với học trò của mình. Hết lòng vì học sinh, cô được các em tin tưởng, tâm sự những thắc mắc khó nói, từ đó có thể uốn nắn, định hướng để các em có những suy nghĩ, hành động tốt hơn cho bản thân.
Cô giáo Lê Thu Thuỷ cho hay: "Khi chúng ta giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên cho các con một cách đầy đủ thì các con sẽ có sự phát triển lành mạnh cả về thể chất và tinh thần. Điều đó sẽ giúp cho các con sống vui, sống khỏe, đặc biệt hơn là các con được sống sự an toàn khi bản thân có kiến thức, hiểu biết để tự bảo vệ mình”.
Không chỉ dạy chữ, các thầy cô giáo với tất cả sự tận tụy và tâm huyết còn là người bạn, người đồng hành với các em học sinh. "Trồng người” - công việc ấy chưa bao giờ là dễ dàng, đòi hỏi mỗi người thầy phải không ngừng đổi mới, sáng tạo, vượt qua khó khăn để gắn bó với nghề, tất cả vì học sinh thân yêu.
Sáng 24/1, thầy và trò trường THCS Thăng Long, quận Ba Đình đã hào hứng tham gia Lễ hội Văn hóa dân gian 2025 với chủ đề “Tết Hà Nội xưa và nay – Làng nghề truyền thống – Người kể chuyện thời gian”.
Những năm gần đây, du học không còn là mơ ước quá xa vời đối với nhiều người trẻ. Vì họ ngày càng có thêm nhiều lựa chọn, trong đó có những nền giáo dục ở những quốc gia và vùng lãnh thổ có mức học phí và chi phí sinh hoạt tương đối phù hợp với người Việt. Chưa kể đến khoảng cách địa lý và các chính sách học bổng đáng kể dành cho sinh viên Việt Nam.
Hiện nay, hầu hết các địa phương, trong đó có Hà Nội đang vướng ở khâu phát hành tài liệu Giáo dục địa phương một cách chính thống theo quy định của pháp luật, để trong thư viện và trong các tiết học, học sinh có thể tương tác trực tiếp. Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi với ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề này.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có thêm một số môn học mới, trong đó môn Giáo dục địa phương là môn học bắt buộc đối với cả ba cấp học phổ thông. Học sinh không chỉ học kiến thức mà còn trực tiếp trải nghiệm bằng những giờ học sống động.
Tết cổ truyền là dịp để các bé mầm non được khám phá và trải nghiệm những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Trường mầm non ở Thủ đô đã tổ chức hội chợ Tết với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị.
Chương trình Tủ sách Nhân ái phối hợp với Dự án Jimmii Nguyễn Du ca vừa trao tặng 32 tủ sách cho Trường THCS Thượng Vực, xã Thượng Vực, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
0