Giáo dục, hỗ trợ, giúp đỡ tội phạm chưa thành niên
Dự án luật này được kỳ vọng sẽ khắc phục những bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành như: hệ thống hình phạt chưa phù hợp; một số hình phạt không có sự phân hóa giữa người chưa thành niên và người trưởng thành.
Các đại biểu đánh giá dự án luật đã thể hiện tinh thần đủ nghiêm khắc để bảo đảm an toàn cho cộng đồng, nhưng nhân văn để mở đường cho người chưa thành niên nhận ra sai lầm, tự sửa chữa và tái hòa nhập cộng đồng.
Từ thực tế phần lớn người chưa thành niên phạm tội có hoàn cảnh gia đình đặc biệt như bố mẹ ly hôn, ly thân, bố mẹ phạm tội hoặc mồ côi cha mẹ, các đại biểu cho rằng, khi thiết kế các chính sách xử lý phải tính toán đầy đủ các đặc điểm, đặc thù của người chưa thành niên, cũng như phải cân nhắc toàn diện các nguyên nhân, điều kiện hoàn cảnh dẫn đến phạm tội để có những chính sách phù hợp, mang tính toàn diện và chuyên biệt về tư pháp người chưa thành niên.
Tán thành với 12 biện pháp xử lý chuyển hướng nhằm tạo điều kiện cho cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều lựa chọn để áp dụng biện pháp phù hợp nhất với từng đối tượng người chưa thành niên, đại biểu Quốc hội cho rằng việc quy định trong dự thảo và điều chỉnh trong thực tế để xử lý người chưa phạm tội là cần thiết, vì đã được chứng minh là giải pháp hiệu quả để buộc người chưa thành niên vi phạm pháp luật chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và ngăn ngừa tái phạm. Tuy nhiên, đối với các quy định về các biện pháp xử lý chuyển hướng, đại biểu đề nghị đánh giá làm rõ biện pháp giáo dục, thực hiện công việc phục vụ cộng đồng
Các đại biểu thống nhất việc xây dựng dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên nhằm hoàn thiện pháp luật tư pháp đủ nghiêm khắc nhưng cũng bảo đảm nhân văn đối với người chưa thành niên phạm tội; tăng cường giáo dục, hỗ trợ, giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội tự sửa chữa lỗi lầm, cải thiện hành vi thông qua xử lý chuyển hướng, hạn chế tối đa việc áp dụng biện pháp mang tính chất trừng phạt, giam giữ nhưng vẫn bảo đảm sự an toàn của cộng đồng và trật tự xã hội.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria đã có chuyến tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vào chiều 25/11. Cùng tham dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.
Chiều 25/11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc. Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, với tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm cao, Trung ương đã thảo luận thống nhất các vấn đề quan trọng.
Từ Đại hội VII đến nay, Đảng ta liên tục ban hành nhiều nghị quyết, kết luận để lãnh đạo thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực hiệu quả. Việc đẩy mạnh sắp xếp, cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước và của thành phố Hà Nội thời gian qua đã bước đầu đem lại kết quả.
Chiều 25/11, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn đã tiếp Đoàn cấp cao Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc) do thành viên Đảng đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kinh phí Tôn Lập Đông làm trưởng đoàn đến chào xã giao, nhân dịp sang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Chiều 25/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã tới chào Tổng Bí thư Tô Lâm, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
0