Giáo dục tài chính để giảm rủi ro cho giới trẻ

Theo điều tra của cơ quan chức năng, sinh viên là một trong những đối tượng chính của tín dụng đen, lừa đảo tài chính bởi việc thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức pháp luật.

Quanh những khu có nhiều sinh viên, tờ rơi cho vay tiền xuất hiện khắp nơi, với lời chào mời thủ tục nhanh chóng, không phải thế chấp.

Chuỗi sự kiện truyền thông giáo dục tài chính năm 2024 với chủ đề “Đồng tiền thông thái” dành cho tân sinh viên và sinh viên đang theo học tại các trường đại học, học viện và cao đẳng khu vực Hà Nội đã thu hút hàng nghìn người trẻ tham gia.

Bà Lê Thị Thúy Sen, Vụ trưởng Vụ Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước cho biết: "Chúng tôi hướng tới sinh viên vì sinh viên là giới trẻ. Chính từ sinh viên, họ sẽ lan tỏa kiến thức tới gia đình, bạn bè, người thân, không chỉ thành phố lớn mà ở cả những miền quê xa xôi. Khi chúng ta làm tốt điều này thì sẽ xây dựng được cộng đồng tài chính tốt đẹp trong tương lai".

Chuỗi sự kiện truyền thông giáo dục tài chính năm 2024 thu hút hàng nghìn người trẻ tham gia.

Từ Hải Dương lên Hà Nội trọ học, Hà Mạnh Hùng được tham gia nhiều chương trình giáo dục tài chính do nhà trường tổ chức. Vì vậy, em luôn tìm đến những tổ chức tín dụng chính thống để tìm hiểu thông tin các dịch vụ tài chính: "Năm nhất lên đây em đã nhìn rất nhiều dịch vụ tài chính bên ngoài. Đối với tân sinh viên không được trang bị kiến thức thì với những chương trình chính thống như thế này sẽ trang bị những kiến thức tránh xa cạm bẫy".

Còn bạn Nguyễn Đức Duy, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội, chia sẻ: "Em nghĩ là nâng cao nhận thức cho học sinh rất nhiều về những mảng tín dụng đen và vay vốn không chính thống. Điều này giúp em khá nhiều trong hiện tại và quá khứ".

Nhiều năm qua, đã không ít sinh viên vướng vào nợ xấu và không có khả năng chi trả. Một số may mắn được gia đình trả nợ để thoát khỏi cảnh nhắc lãi mỗi ngày, nhưng một số khác thì phải bỏ học để đi làm kiếm tiền trả nợ. Bất chấp việc các lực lượng chức năng liên tục có các biện pháp trấn áp, truy quét... những ổ nhóm tín dụng đen vẫn có dấu hiệu hoạt động trái pháp luật trong thời gian gần đây.

Theo Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), các đối tượng hoạt động tín dụng đen thường nhắm đến các nhóm người yếu thế trong xã hội, có trình độ am hiểu pháp luật hạn chế, ý thức cảnh giác chưa cao, như thanh thiếu niên, sinh viên. Bởi vậy, cơ quan công an sẽ tiếp tục đấu tranh quyết liệt với loại tội phạm này, đặc biệt là trên không gian mạng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng ngày 22/12, Thành ủy - Hội đồng nhân dân - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc gặp gỡ trang trọng gần 300 đại biểu trí thức hàng đầu đại diện cho đội ngũ trí thức của toàn thành phố. Đây là dịp để lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh lắng nghe những ý kiến, đề xuất, hiến kế của đại biểu trí thức trên các lĩnh vực.

Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ", không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng, gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.

Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội vừa có cảnh báo khách hàng chú ý cảnh giác trước những cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực và yêu cầu khách hàng thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân.

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng phát triển, thương mại điện tử là xu hướng tiêu dùng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đi kèm với những tiện ích của giao dịch mạng, tình trạng hàng giả, hàng nhái kinh doanh qua thương mại điện tử đang dần trở nên phổ biến; gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế, an toàn sức khỏe và mất niềm tin cho người tiêu dùng.

Công an quận Cầu Giấy vừa cho ra mắt mô hình "Xe máy chữa cháy lưu động của lực lượng an ninh trật tự tại cơ sở". Đây được kỳ vọng là mô hình sẽ tăng thêm sức mạnh cho lực lượng chữa cháy tại chỗ, đặc biệt là khi vụ cháy xảy ra ở những con ngõ sâu, ngõ nhỏ.

Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?