Giáo dục Thủ đô đẩy mạnh giáo dục STEM
Hội thảo "Thiết kế bài giảng STEM theo hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình GDPT 2018". Hoạt động điểm của cấp Tiểu học ngành GD&ĐT quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã thu hút 23 trường Tiểu học trên địa bàn Quận tham gia.
Từ những kinh nghiệm khi thực hiện thiết kế bài dạy STEM, nội dung hoạt động trải nghiệm STEM được lựa chọn gắn với việc thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục, tạo hứng thú và động lực học tập nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.
STEM đem lại cho các em học sinh sự tự tin, bản lĩnh và chủ động lĩnh hội các kiến thức. Việc triển khai để có hiệu quả thì không chỉ là các thầy cô chủ động mà chúng tôi còn thấy được một sự vào cuộc rất tích cực từ phía phụ huynh học sinh khi tiếp nhận các nhiệm vụ mà các thầy cô giao cho các em học sinh. Các phụ huynh luôn đồng hành, chia sẻ với các em và điều đó làm chúng tôi thấy được sự phát triển không ngừng trong tư duy của mọi người bây giờ đối với phương pháp STEM này.
Cô Bùi Thị Thanh Hằng, Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Đại diện của 23 nhà trường trên địa bàn Quận các đã trao đổi, thảo luận, nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dạy học STEM. Những ý kiến đã được các chuyên gia trao đổi giải đáp như: Xây dựng kế hoạch giáo dục STEM; xây dựng chủ đề STEM trong hoạt động trải nghiệm STEM; đánh giá các sản phẩm STEM;...
Để thực hiện thành công các bài giảng, giáo viên chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học cho mỗi bài học STEM. Hình thức tổ chức dạy học cho học sinh cần quan tâm vào hoạt động kiến tạo, tăng cường hoạt động nhóm giúp học sinh tự chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.
Thông qua sự kiện lần này cũng góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vị trí, vai trò, ý nghĩa của giáo dục STEM và năng lực quản lý, thực hiện giáo dục STEM trong chương trình GDPT 2018 cấp Tiểu học, Ngành GD&ĐT quận Hoàng Mai. Đồng thời thay đổi cách thức tiếp cận kiến thức; giúp học sinh áp dụng kiến thức Toán, Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ và Nghệ thuật vào giải quyết vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo.
Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".
Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.
0