Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước.

Sáng 31/10, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã dự lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cùng quận Thanh Xuân phối hợp tổ chức.

Năm 2012, Quốc hội đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; lấy ngày 9/11 hàng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của pháp luật trong việc quản lý Nhà nước và đời sống xã hội, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước. Con người phát triển toàn diện trước hết phải là con người hiểu biết các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội; tôn trọng, tuân thủ pháp luật.

Bộ trưởng cho rằng: Ngành giáo dục và đào tạo cần thường xuyên giảng dạy về pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật cho học sinh trong mỗi bài giảng, từng hoạt động. Việc học tập tuân thủ và làm theo pháp luật không phải là việc của một người, mà cần sự chung tay thực hiện, bởi pháp luật là dành cho cả xã hội. Tuân thủ pháp luật không chỉ dừng lại ở nhận thức mà phải thực hiện bằng hành động, không chỉ ở hoạt động chính khóa mà cả các hoạt động ngoại khóa, trong sinh hoạt hàng ngày, không đợi người khác nhắc nhở mà cần tự giác thực hiện.

Trong khuôn khổ chương trình, Trường THCS Thanh Xuân phát động cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật Việt Nam” tới các em học sinh toàn trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Doanh nhân APEC phối hợp cùng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên - APEC Innovation 2024, với mục tiêu "Khai phóng ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên".

Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó nhiều điểm mới về xét tuyển sớm, đặc biệt là quy định các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.

Xét tuyển sớm là hình thức tuyển sinh phổ biến, tuy nhiên, việc công bố kết quả sớm trước thời điểm kết thúc năm học được cho là khiến học sinh lơ là, chủ quan, ảnh hưởng đến kết quả giáo dục phổ thông. Vì thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất các cơ sở giáo dục đại học không công bố kết quả xét tuyển sớm trước ngày 31/5.

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Doanh nhân (APEC) phối hợp cùng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức Lễ phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên - APEC Innovation 2024 với mục tiêu: "Khai phóng ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên".

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố vừa khảo sát công tác triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 tại huyện Phú Xuyên và cho biết, có gần 85% trường học công lập trên địa bàn huyện đã đạt chuẩn Quốc gia.

Năm học 2023 - 2024 và học kỳ I của năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước với nhiều thành tích nổi bật trong đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là trong công tác đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai, đưa học sinh trở thành công dân toàn cầu.