Giáo dục truyền thống tự hào Thủ đô

Trường THCS Trưng Vương (Hà Nôi) vừa phối hợp với Dự án Sách Nhà Mình và nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức chương trình Sử Việt từ những cuộc đời, với mục đích phát huy giá trị lịch sử trong môi trường giáo dục đào tạo.

Trong chương trình, hai khách mời là nhà nghiên cứu sử học Vũ Đức Liêm và tác giả Phan Đăng đã trao đổi với các học sinh Trường THCS Trưng Vương; tương tác với các câu hỏi, trò chơi; biểu diễn văn nghệ gắn với chủ đề lịch sử Hà Nội.

Các chuyên gia đã cung cấp cho các em học sinh những kiến thức về người Hà Nội và người gắn bó với Hà Nội ở những thời kỳ khác nhau. Thầy Vũ Đức Liêm, Phó trưởng khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội, cho biết: "Khi chúng ta kết hợp lịch sử với trò chơi, với học tập trải nghiệm, mục đích của nhà nghiên cứu, thầy cô giáo dạy lịch sử đưa sử học gần hơn, sống động hơn, cụ thể hơn. Lịch sử chỉ hay và hấp dẫn khi nào người học cảm thấy liên quan đến mình, một phần của quá khứ, một phần của ngôi trường, một phần của không gian, một phần của cộng đồng, một phần của tổ chức mình đang tham gia, người ta sẽ phải tìm hiểu và tự khám phá".

Tác giả, diễn giả, nhà báo Phan Đăng chia sẻ: "Lịch sử được tái  hiện trở lại bằng nhiều hình thức khác nhau, như  hôm nay tại trường THCS Trưng Vương chúng tôi không chỉ kể chuyện lịch sử mà còn tạo ra những trò chơi đoán nhân vật lịch sử, khám phá nhân vật lịch sử bằng cách mang lịch sử đi vào lòng các em, hồn các em như thế, các em mới yêu lịch sử một cách đúng nghĩa".

Trong sự kiện, các em học sinh cùng tái hiện Thủ đô yêu dấu qua những bức pano lớn được sắp đặt xung quanh sân khấu chính. Đây là những bức tranh minh họa  trong các cuốn Lược sử nước Việt bằng tranhHà Nội ngàn năm ký ức những tên gọi gắn với các câu chuyện lịch sử, về ngôi trường Trưng Vương và sự kiện Giải phóng Thủ đô năm 1954.

Em Nguyễn Hồng Anh, lớp 8H, chia sẻ trải nghiệm của mình: "70 năm giải phóng thủ đô là một cột mốc mà trong cuộc đời ai cũng nhớ đến, nhà trường tổ chức như này rất ý nghĩa khiến con hiểu biết, tự hào hơn về thủ đô Hà Nội, về đất nước Việt Nam của mình".

Những chương trình giáo dục văn hóa truyền thống, lịch sử như thế này từng bước bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc và hình thành năng lực, phẩm chất cần thiết cho các thế hệ học sinh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ những ngày tháng khó khăn gian khổ, Hà Nội đã vươn lên mạnh mẽ, từng bước trở thành thành phố văn minh, hiện đại mang tầm vóc khu vực và quốc tế.

Không chỉ nổi tiếng là một lực lương tinh nhuệ, Đại đoàn 308 còn được biết đến là một trong những đội quân có nhiều chiến sĩ - văn nghệ sĩ là người con của Thủ đô Hà Nội. Với niềm tin son sắt, nhiều bài thơ, ca khúc về ngày chiến thắng đã được các chiến sĩ Đại đoàn 308 viết lên như dự cảm về một sự kiện lịch sử tất yếu.

Thủ đô nước Việt từng nhiều lần bị ngoại bang chiếm đóng, từng nhiều lần khói lửa ngút trời, gạch tan ngói vỡ... Sau mỗi đận binh lửa, lại “cởi súng lau mồ hôi trán/ Ta lại xây Hà Nội của ta”…

Hà Nội, những khoảnh khắc tháng 10 thật đặc biệt. Từ Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 trên quảng trường Ba Đình, đến những ngày tháng lịch sử 10/10/1954, khi Thủ đô rực rỡ cờ hoa với niềm hân hoan tột cùng đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử nghìn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Chiều 9/10, tại vườn hoa Đại học Công đoàn, Ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội đã phối hợp cùng Quận ủy Đống Đa tổ chức lễ gắn biển công trình “Dân vận khéo” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Tham dự sự kiện có, Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đinh Văn Khóa Hà Nội Bí thư Quận ủy Đống Đa Đinh Trường Thọ.

Tại Phiên họp thứ 38, các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong trong thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Tuy nhiên, để hoàn thiện Báo cáo, các ý kiến tiếp tục chỉ ra một số vấn đề xã hội cần được đặc biệt quan tâm.