Giao lưu nhân dân, cầu nối của quan hệ Việt -Trung
Giao lưu nhân dân thông qua các hợp tác, giao lưu văn hóa có thể coi là một điểm sáng trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc những năm gần đây với nhiều hoạt động sôi nổi. Hai bên thường xuyên phối hợp tổ chức các chương trình nghệ thuật, quảng bá du lịch và tôn vinh di sản văn hóa của mỗi nước, đặc biệt là trong những dịp lễ và các sự kiện văn hóa quốc tế. Thông qua những hoạt động này, người dân hai nước có điều kiện hiểu sâu hơn về đất nước, văn hóa, cũng như phong tục tập quán của nhau.
Ông Nguyễn Văn Thơ – PCT Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc khẳng định: "Nhân dân là quan trọng, là mạch máu khơi thông trong việc tăng cường hiểu biết hữu nghị, tăng cường nền tảng xã hội, nền tảng dân ý trong quan hệ hữu nghĩ Việt – Trung, đặc biệt là thế hệ trẻ giữa Việt Nam và Trung Quốc".
Trung Quốc nhiều năm dẫn đầu về lượng du khách đến Việt Nam. Năm 2023, đà du lịch phục hồi. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã đón khoảng 1,5 triệu lượt khách Trung Quốc, đứng thứ 2 trong số các thị trường đưa khách đến Việt Nam. Việt Nam cũng là một trong 5 thị trường nước ngoài lớn nhất gửi khách tới Trung Quốc trong nhiều năm. Trong đó, du lịch biên giới được các địa phương hai nước đẩy mạnh trong thời gian gần đây.
Đây là một kênh giao lưu nhân dân quan trọng, góp phần tăng cường hiểu biết, hữu nghị và hợp tác, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực khác, nhất là phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương của hai nước.
"Du lịch rất là quan trọng, không chỉ về kinh tế mà hai bên còn tăng cường giao lưu hợp tác, hiểu biết lẫn nhau. Càng giao lưu, đi lại với nhau thì càng hiểu biết, gần gũi nhau hơn, thân thiết nhau hơn. Giao lưu nhân dân giữa các tỉnh biên giới với nhau, quản lý tốt biên giới Việt – Trung, biên giới trên bộ để biến biên giới thành biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng có lợi", ông Nguyễn Văn Thơ chia sẻ.
Với những thành tựu nổi bật và tiềm năng rộng mở, hợp tác, giao lưu nhân dân được kỳ vọng sẽ tiếp tục đóng vai trò là cầu nối hữu nghị, đưa quan hệ đối ngoại nhân dân Việt Nam - Trung Quốc vươn lên tầm cao mới, là một trong những động lực phát triển của mối quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước./.
Ngày 5/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, sẽ chính thức khai mạc tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô. Tham dự có 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.
Cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần khẩn trương rà soát điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhất là trong bối cảnh nước ta đang chuẩn bị triển khai một số dự án quan trọng quốc gia.
Sáng 4/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức dự lễ trao tặng Huy hiệu Đảng tại Đảng bộ quận Hai Bà Trưng, nhân kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga.
Nhận lời mời của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024, Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya – Mê Công lần thứ 10 và Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 05 – 08/11/2024.
Chiều 4/11, tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, đã tổ chức phiên trù bị. Tham dự của 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sáng nay Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
0