Giao lưu văn hóa quốc tế qua ẩm thực
Tinh thần giao lưu văn hóa ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế được thể hiện ở khu vực ẩm thực quốc tế, nơi giới thiệu các món ăn đặc trưng của một số quốc gia và không gian trưng bày các vật dụng, sản phẩm tiêu biểu của các nước, tạo không khí vui tươi, sôi động cho lễ hội.
Kottu là một món ăn phổ biến và được yêu thích ở Sri Lanka, món này có cách chế biến giống với món cơm rang nhưng thay vì sử dụng cơm, người Sri Lanka lại sử dụng vụn bánh mỳ, xào chung với thịt, trứng, rau và gia vị. Âm thanh của kottu được chế biến trên bếp xào kêu leng keng rất đặc trưng, tạo nên một phần không khí sôi động cho lễ hội ẩm thực.
Anh Dan Dockery, gian hàng ẩm thực Sri Lanka, cho biết: “Lễ hội như thế này là dịp để mọi người khám phá về văn hóa ẩm thực. Nhiều người không biết đến đồ ăn của Sri Lanka, cho nên đây cũng là dịp để mọi người biết đến văn hóa của đất nước tôi thông qua ẩm thực”.
Búp bê Matryoshka và những biểu tượng văn hóa Nga đặc sắc nhất được giới thiệu tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm nay. Nhiều du khách đã lựa chọn búp bê Nga hay kẹo socola Nga làm quà lưu niệm. Khám phá những biểu tượng văn hóa Nga, các du khách sẽ hiểu hơn về đất nước rộng nhất hành tinh này, cũng như những nét đặc trưng riêng có suốt chiều dài văn hóa, lịch sử.
Đó chỉ 2 trong 80 gian hàng với những đặc trưng văn hóa ẩm thực khác nhau. Tiếp nối thành công ba kỳ lễ hội trước, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 được tổ chức với chủ đề “Hà Nội kết nối năm châu”, có sự tham gia của 16 Đại sứ quán các nước Algeria, Argentina, Azerbaijan, Brazil, Ấn Độ, Iran, Nhật Bản, Mông Cổ, Lào, Nga, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Pháp, Ý, Venezela. Bên cạnh đó là sự tham gia của 8 tỉnh bạn: Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Hưng Yên, Bắc Ninh, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Quảng Bình.
Nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Thị Hiền cho hay: “Tôi muốn ẩm thực của Việt Nam vượt ra khỏi biên giới và thu hút được khách du lịch, bởi đây là nơi khi mọi người trở về sẽ được thưởng thức những món ăn mà trên thế giới không có như bún ốc chẳng hạn”.
Hà Nội tự hào là địa phương có số lượng di sản lớn của cả nước, phong phú cả bề rộng, chiều sâu với sự hòa nhập của văn hóa Thăng Long với các vùng văn hóa xứ Đoài, xứ Đông, Kinh Bắc, Sơn Nam Thượng. Hà Nội cùng bạn bè quốc tế và các tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ tiếp tục lan tỏa, lưu truyền và quảng bá các giá trị văn hóa, các sản phẩm đặc sản của từng vùng, địa phương với đến nhân dân và du khách.
Thông qua lễ hội, các tổ chức, nghệ nhân có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, quảng bá sản phẩm, trải nghiệm những nét đặc trưng văn hóa ẩm thực, đặc sắc của các quốc gia, vùng lãnh thổ, tỉnh, thành phố. Mọi người đều kì vọng vào những năm tiếp theo, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội sẽ tiếp tục được tổ chức và gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.
Những ngày cận Tết Nguyên đán, chợ hoa tại khu vực trước cổng Công viên Tuổi Trẻ quận Hai Bà Trưng là điểm đến quen thuộc của người dân Hà Nội.
Gà cúng là một lễ vật không thể thiếu trong nhiều nghi lễ truyền thống của người Việt. "Cẩm nang đón Tết" mách bạn một vài bí quyết luộc gà không bị nứt da, căng bóng, đẹp mắt để có được mâm cỗ cúng chỉn chu.
Đối với nhiều gia đình người Hà Nội, khi gói giò xào đón Tết là thời điểm để cả nhà được ngồi bên nhau, vui vẻ, hạnh phúc. Đây không chỉ đơn thuần là một việc chuẩn bị món ăn cho ngày Tết, mà còn là nét đẹp văn hóa, là sợi dây gắn kết các thế hệ trong gia đình.
Là một trong những người đầu tiên ở làng quất Tứ Liên thử nghiệm việc trồng quất bonsai trong bình, nghệ nhân Bùi Thế Mạnh phải mất đến 5 năm mới thành công và thêm 10 năm nữa để sản phẩm của mình được đón nhận rộng rãi ở Thủ đô.
Chợ hoa Hàng Lược thường nhộn nhịp sau rằm tháng Chạp, kéo dài tới ngày 30 Tết. Không chỉ người Hà Nội, rất nhiều du khách tìm đến đây để hòa vào không khí chuẩn bị đón Tết và cảm nhận mùa xuân mới đang đến rất gần.
Ngày Tết Nguyên đán, món nem rán là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ của người Việt. Nếu bạn đang không biết cách rán nem cho giòn, cho ngon thì đừng bỏ qua bài viết này của Cẩm nang đón Tết nhé!
0