Giao thông thông minh cần cơ chế vận hành thông minh

Xây dựng và vận hành hệ thống giao thông thông minh là xu thế tất yếu để giải quyết bài toán còn bất cập của giao thông đô thị.

Hà Nội đang nhanh chóng bắt kịp xu thế này khi vừa thông qua Đề án thí điểm hệ thống giao thông thông minh ITS. Tuy nhiên, ngoài cần một lộ trình bài bản và công nghệ tiên tiến thì để phát triển hệ thống giao thông thông minh còn đòi hỏi một cơ chế vận hành thông minh, phối hợp đồng bộ giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân nhằm giải quyết các vấn đề giao thông một cách hiệu quả.

Kể từ khi đưa vào sử dụng thẻ ảo không cần kết nối Internet, việc mua vé đã trở nên vô cùng thuận tiện. Không cần wifi hay 4G, chỉ một thao tác trên chiếc máy POS, giờ đây việc mua vé đã rút ngắn hơn rất nhiều. Không chỉ tiết kiệm thời gian cho hành khách mà các nhân viên phụ xe cũng dễ dàng quản lý vé và đảm bảo tính minh bạch trong công tác thu vé. Nhờ tính tiện lợi mà sau một năm triển khai thẻ vé xe buýt điện tử đã có hơn 16 triệu lượt hành khách đã sử dụng loại vé này.

Việc triển khai hệ thống thẻ vé điện tử liên thông đa phương thức cho toàn mạng lưới vận tải hành khách công cộng cũng là giải pháp nằm trong đề án phát triển hệ thống giao thông thông minh của Hà Nội. Theo Đề án, Hà Nội sẽ triển khai hệ thống giao thông thông minh với 12 chức năng, tập trung vào quản lý, khai thác và điều hành giao thông đô thị tại Hà Nội bắt đầu giai đoạn 1 ngay trong năm 2025.

Đến nay nhiều tiện ích như: quản lý các điểm đỗ xe tự động, vé điện tử giao thông cộng cộng cũng dần được tích hợp vào Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông. Việc thí điểm công nghệ trí tuệ nhân tạo trong điều chỉnh đèn giao thông và hệ thống phạt nguội cũng đã được triển khai. Các chuyên gia cho rằng, để tăng mức độ chính xác của các ứng dụng AI, điều cần thiết là phải thu thập và tạo lập được nguồn dữ liệu giao thông đẩy đủ.

Ông Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh Văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng: “Chúng ta phải có một cơ sở dữ liệu mô phỏng được toàn bộ dòng xe chạy trong thành phố. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể mô phỏng được các dòng phương tiện trong mô hình giả lập, giả sử nhưng vận hành thật hàng ngày, ở các khung giờ khác nhau. Như vậy chúng ta mới cân đối, tối ưu hơn, đầu tư đúng chỗ hơn, như vậy mới mang lại hiệu quả tốt hơn”.

Để phát triển giao thông thông minh cần tập trung vào ba yếu tố chính là: Thu thập dữ liệu; Phân tích xử lý; Chia sẻ thông tin. Chính vì vậy, ngoài đầu tư về hạ tầng công nghệ, cần tối ưu hóa dữ liệu, chia sẻ, tích hợp đa tiện ích giao thông thông minh trên một nền tảng số nhằm tạo thuận lợi cho người dùng cũng như nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.

GS.TS Lê Hùng Lân, giảng viên Khoa Điện - điện tử - Trường Đại học Giao thông Vận tải cho rằng: “Các địa phương trước khi phát triển hệ thống giao thông thông minh cần phải xây dựng một kế hoạch tổng thể hay đề án phát triển giao thông thông minh. Trong đó, phân tích điều kiện của mình, phân tích chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương, quy hoạch giao thông của mình như thế nào, trên cơ sở đó đề ra kế hoạch, lộ trình thực hiện của riêng mình. Tránh tình trạng chúng ta chỉ thực hiện từng dự án nhỏ lẻ, rời rạc”.

Cũng theo các chuyên gia, việc triển khai Đề án giao thông thông minh tại Hà Nội được đánh giá là rất cần thiết để giải quyết những hạn chế về giao thông trên địa bàn thành phố. Mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội cơ bản trở thành một thành phố thông minh, hiện đại, có khả năng kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và trên thế giới. Khi đó hệ thống giao thông thông minh cũng sẽ là công cụ quan trọng để cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện điều hành hiệu quả giao thông đô thị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khí N₂O thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh do đó việc nhập khẩu, mua bán chất N₂O cần phải bảo đảm đúng những quy định. Lợi dụng quy định này, mới đây, một đường dây nhập lậu, tiêu thụ mặt hàng này sai mục đích từ nước ngoài về Việt Nam với số lượng lên tới hàng nghìn tấn, phân phối xuyên Việt vừa được Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an TP. Hà Nội bóc gỡ.

Vào khoảng 13 giờ ngày 25/11, một vụ cháy đã xảy ra tại ngôi nhà số 150 phố Phan Kế Bính, quận Ba Đình.

Khoảng 9h10 sáng 25/11, vụ cháy đã xảy ra tại tầng 3 quán bar Titan ở số 39 phố Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm.

Dự án xây dựng tuyến đường từ phố Vũ Quỳnh đến đường nối Lê Đức Thọ - Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm) được khởi công xây dựng từ năm 2020. Sau gần 4 năm thi công, dự án vẫn còn dang dở, trở thành nơi tập kết rác thải gây ô nhiễm môi trường và mất mĩ quan đô thị.

Xây dựng và vận hành hệ thống giao thông thông minh là xu thế tất yếu để giải quyết bài toán còn bất cập của giao thông đô thị.

Một xe tải chở hàng quá khổ gây mất an toàn trên đường Nghiêm Xuân Yêm, đoạn qua khu đô thị Kim Văn Kim Lũ, được camera hành trình trên ô tô con ghi lại.