Giao thông tĩnh tại Hà Nội chỉ đáp ứng 10% nhu cầu

Mỗi năm, phương tiện cá nhân của Hà Nội tăng từ 4 dến 5%, trong khi phát triển hạ tầng đô thị chỉ tăng 0,6%. Điều này dẫn tới quá tải hạ tầng giao thông, tắc đường, thiếu bãi đỗ xe trầm trọng. Đây là những nội chính mà cử tri kiến nghị tại hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề về công tác tổ chức giao thông, trông giữ phương tiện và quản lý lòng đường, vỉa hè được thường trực HĐND TP tổ chức sáng 16/11. Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì hội nghị.

Theo Sở Giao thông vận tải, Thủ đô hiện có hơn 8 triệu dân. Số lượng phương tiện giao thông đường bộ hiện là gần 8 triệu, trong đó có khoảng 1,1 triệu ô tô; 6,7 triệu xe máy, chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông trên địa bàn. Dân số cơ học của Hà Nội tăng mỗi năm 200 nghìn người. Do nguồn lực còn hạn hế, nên tốc độ phát triển hạ tầng đô thị chỉ tăng 0,6%, trong khi phương tiện cá nhân tăng từ 4 dến 5% mỗi năm, đặc biệt ô tô cá nhân tăng 10% mỗi năm. Những con số này cho thấy hạ tầng không thể theo kịp tốc độ gia tăng phương tiện. Các bến bãi đỗ xe mới chỉ đáp ứng khoảng 8-10% nhu cầu đỗ xe của tổng số phương tiện hiện có, còn lại 90% nhu cầu đang tận dụng các bãi đất trống, đất xen kẹt, đất dự án chậm triển khai để đỗ xe.

Những bất cập này dẫn tới nhiều vấn đề trong tổ chức giao thông, trông giữ phương tiện và quản lý lòng đường, vỉa hè ở Hà Nội. Cử tri nêu nhiều hạn chế liên quan đến thiếu bãi đỗ xe. Việc sử dụng một phần hè phố, lòng đường làm nơi trông giữ xe hiện nay chỉ là phương án, giải pháp tạm thời trong khi các bãi đỗ xe chưa được đầu tư theo quy hoạch. Thành phố vẫn còn nhiều điểm ùn tắc giao thông, nhiều dự án giao thông lớn chậm tiến độ.

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, đây là vấn đề rất quan trọng đối với một đô thị lớn như Hà Nội. Mặc dù đã được thành phố quan tâm chỉ đạo, nhưng việc quản lý, tổ chức giao thông cũng còn những tồn tại hạn chế cần đánh giá, nhận diện kỹ để có giải pháp khắc phục từ thực tiễn.

Chủ tịch HĐND TP yêu cầu sở GTVT chú trọng các giải pháp quy hoạch; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; quan tâm kiến nghị cơ chế chính sách; phân cấp; thu hút đầu tư;… Đồng thời, thành phố cần chú trọng nâng cao hiệu quả công tác quản lý lĩnh vực giao thông, đặc biệt là quản lý lòng đường, vỉa hè. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cũng là yếu tố then chốt.

Một minh chứng rất điển hình đó là đoạn đường khoảng 200m trên đường Nghiêm Xuân Yên, khu đô thị Kim Văn – Kim Lũ, có hàng trăm phương tiện đỗ tràn lan; từ vỉa hè xuống đến lòng đường không chỉ 1 mà có tới 3 hàng xe đậu

Mặc kệ biển cấm đỗ xe ô tô và bỏ qua biển báo cấm dừng đỗ của lực lượng chức năng, xe đỗ sai quy định vẫn điềm nhiên. 9h sáng, trong khi nhiều phương tiện đỗ ở hai dãy trong đã di chuyển thì chiếc xe này vẫn “nằm im bất động”.

Khu đô thị Kim Văn – Kim Lũ có gần 5000 căn hộ. Thế nhưng, trong thiết kế tầng hầm lại chỉ cho phép để xe máy. Không có chỗ cho ô tô nên nhiều bãi xe tự phát mọc lên. Đây cũng là tình trạng chung ở nhiều khu vực khác trên địa bàn thành phố.

Năm 2022, TP đã phê duyệt quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại quyết định số 1218. Và, năm nay là năm đầu tiên bắt tay vào thực hiện. Theo đó, Hà Nội sẽ có tổng cộng 20 bến xe và 1620 bãi đỗ xe, trong đó có 73 bãi đỗ xe ngầm trong vòng gần 30 năm tới.

Hiện nay Thành phố triển khai đầu tư 96 dự án Bãi đỗ xe, trong đó 12 dự án đã có chủ trương/quyết định chấm dứt đầu tư;  chỉ có 18 dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng, 66 dự án đang triển khai; nhưng đáng nói là, phần lớn các dự án đều chậm tiến độ đã được UBND TP phê duyệt.

Theo các chuyên gia, việc đầu tư xây dựng và quy hoạch lại hệ thống giao thông là vô cùng quan trọng, nhưng cần nhất chính là các yếu tố tổng thể và đồng bộ

Năm 2023 là tròn 20 năm kể từ ngày Hà Nội công bố Quyết định số 165 phê duyệt quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe và bãi đỗ xe công cộng định hướng đến năm 2020. Hai thập kỷ trôi qua, với 2 bản đồ án quy hoạch được công bốn nhưng đến nay HN vẫn còn dang dở “giấc mơ” về bãi đỗ... Hy vọng với đề án quy hoạch mới tại quyết định 1218, vấn đề tồn tại bao năm qua sẽ sớm được giải quyết một cách căn cơ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Tại kỳ họp chuyên đề ngày 19/11 vừa qua, HĐND thành phố đã thông qua đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội’’.

Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể đăng nhập iHanoi bằng tài khoản VNeID.

Sáng 22/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chung khảo cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.

Hà Nội giao các đơn vị liên quan hạ ngầm đường dây cáp đi nổi, đặc biệt tại 4 quận nội đô hoàn thành trong năm 2026. Việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi sẽ được giao trách nhiệm thực hiện cho các địa phương.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.