Giao tranh Hamas – Israel leo thang trước giờ đàm phán

Đáp trả ngay lập tức hành động phóng loạt 8 rocket lớn hướng về Israel của Hamas, Israel đã không kích Rafah, khiến ít nhất 40 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.

Động thái leo thang đối đầu quân sự giữa Israel và lực lượng Hamas diễn ra ngay khi có thông tin các cuộc đàm phán ngừng bắn và trao đổi con tin do Ai Cập và Qatar làm trung gian sẽ được nối lại vào tuần này.

Đêm 26/5, còi báo động lại vang lên ở thành phố Tel Aviv và khoảng 30 khu vực trên khắp miền Trung Israel. Lữ đoàn al-Qassam của Hamas nhận tiến hành vụ phóng rocket, với tuyên bố đáp trả các vụ thảm sát của nhà nước Do Thái nhằm vào dân thường Palestine.

Sau vụ việc, giới chức Israel tuyên bố hành động của Hamas là bằng chứng cho thấy nước này cần “dồn toàn lực” cho các chiến dịch trên bộ, khiến Hamas tiếp tục phải trả giá.

Sau các tuyên bố, quân đội Israel ngay lập tức không kích Rafah nhằm vào một khu nhà ở của Hamas. Tuy nhiên, giới chức y tế ở Rafah cho biết vụ không kích của Israel đã đánh trúng một trại tị nạn, gần vị trí hậu cần của UNRWA – cơ quan cứu trợ Liên hợp quốc, khiến ít nhất 40 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà chức trách Nga vừa cho biết Ukraine phóng máy bay không người lái (UAV) chứa thuốc nổ tấn công thành phố Kazan của Nga, cách biên giới Ukraine hơn 1.000 km, gây thiệt hại cho một số công trình.

Hãng tin Tass ngày 21/12 cho biết, chuyên gia quân sự Andrey Marochko đã nói với hãng tin này rằng lực lượng Nga đang kiểm soát hơn một nửa thành phố Chasov Yar ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk .

Quân đội Israel thừa nhận đã không thể đánh chặn một "vật thể bay" được phóng từ Yemen tới Tel Aviv, làm ít nhất 16 người bị thương.

Phe đối lập Syria tuyên bố muốn đóng góp vào hòa bình khu vực sau cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo Ahmed al-Sharaa và phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Damascus.

Một đoàn gồm 120 binh sĩ Pháp đã rời Chad vào ngày 20/12, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc rút quân của Pháp khỏi một trong những thuộc địa cuối cùng mà Pháp vẫn duy trì sự hiện diện quân sự.

Theo một tuyên bố từ quân đội Iraq, nước này đã gửi gần 2.000 binh lính Syria trở về quê hương vào ngày 19/12, sau khi họ tìm kiếm nơi trú ẩn tại Iraq trong cuộc tấn công của các lực lượng đối lập nhằm lật đổ cựu Tổng thống Bashar al-Assad vào đầu tháng này.