Gieo tình yêu nghệ thuật truyền thống vào lòng khán giả

Đã hàng chục năm nay, những buổi biểu diễn tuồng, chèo, cải lương, hát xẩm.. tại khu vực phố cổ luôn thu hút đông đảo người xem, những buổi biểu diễn này dã gieo tình yêu nghệ thuật truyền thống vào lòng khán giả Thủ đô, tạo ấn tượng sâu sắc về văn hóa cho du khách trong và ngoài nước.

Cuối tuần trên phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm thường diễn ra các hoạt động nghệ thuật thu hút đông đảo người xem. Đây cũng là sân chơi thường xuyên của những nghệ sĩ theo đuổi loại hình nghệ thuật truyền thống như: tuồng, chèo, cải lương, hát xẩm...

Cuối tuần trên phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm thường diễn ra các hoạt động nghệ thuật thu hút đông đảo người xem.

Đã hàng chục năm nay, các nghệ sĩ của Trung tâm âm nhạc truyền thống Thăng Long gắn bó với lịch diễn cố định ở khu vực Ô Quan Chưởng này. Đều đặn các tối cuối tuần, theo nhịp của phố đi bộ Hồ Gươm, sân khấu này được dựng lên tầm 7h tối và sáng đèn chỉ 1 giờ sau đó.

Đã hàng chục năm nay, các nghệ sĩ của Trung tâm âm nhạc truyền thống Thăng Long gắn bó với lịch diễn cố định ở khu vực Ô Quan Chưởng.

Đều đặn biểu diễn ở không gian đi bộ trong phố cổ, các nghệ sĩ đã nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn, rào cản để gieo tình yêu nghệ thuật truyền thống vào lòng khán giả. Nhờ đó, nhiều đối tượng khán giả, nhất là giới trẻ được tiếp cận và thay đổi tư duy về loại hình nghệ thuật truyền thống này. Trong đó, có cả những vị khách nước ngoài cũng rất thích thú khi đến xem.

Nhiều đối tượng khán giả, nhất là giới trẻ được tiếp cận và thay đổi tư duy về loại hình nghệ thuật truyền thống này.

Những buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại khu vực phố cổ như Đền Vua Lê, Ô Quan Chưởng, Mã Mây, Đền Bạch Mã, Đình Kim Ngân… luôn sôi động, chật kín người xem đang ngày càng khẳng định sức sống và nỗ lực đưa nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với công chúng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám Âm lịch, ngày Tết Trung thu.Tết Trung thu ở Hà Nội luôn có màu sắc rất riêng rộn rã, tưng bừng: có cỗ, có đèn, trống, bánh Trung thu cùng những màn múa lân, sư tử... Những bức ảnh về Trung thu ở Hà Nội khoảng 100 năm trước sẽ cho ta thấy những khoảnh khắc đón Trung thu nơi phố cổ cách đây hơn một thế kỷ, những góc nhìn chân thực về một Hà Nội cổ kính, xa xưa.

Điều khiến cho mùa thu Hà Nội trở nên đặc biệt, chính là vì cái không khí dần trở nên mát mẻ sau một mùa hè oi ả là nét lãng mạn cũng tự dưng dâng lên nhiều hơn trong từng ngõ ngách... Chính những điều ấy mới làm cho Hà Nội vô cùng đặc biệt vào những lúc tháng 9 như thế này.

Cơn bão Yagi đã làm ngập úng hàng ngàn cây đào, biểu tượng của mùa xuân Hà Nội, ở làng đào Nhật Tân.

Mâm cỗ Trung thu chẳng khi nào thiếu được bánh nướng, bánh dẻo. Nhưng ít ai biết rằng, ẩn sau vẻ đẹp tròn đầy của chiếc bánh là cả một quá trình sáng tạo tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo của những nghệ nhân làm khuôn bánh.

Với niềm đam mê gắn bó với nghề truyền thống, giữa phố cổ Hà Nội, có một gia đình vẫn duy trì nghề làm mặt nạ giấy bồi từ nhiều năm nay.

Tết Trung Thu không chỉ là dịp để trẻ nhỏ thỏa thích tận hưởng những món ăn và đồ chơi truyền thống mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình xum họp, bày tỏ tình cảm ấm áp, thân thương dành cho nhau. Sự gắn kết tình thân quý giá ấy đã tô đậm thêm nét đẹp văn hoá cổ truyền đậm đà bản sắc của dân tộc, tạo nên một không khí Tết Trung thu - Tết đoàn viên rộn ràng, đầy hào hứng. Những ngày sát tết Trung thu, các cửa hàng bán bánh nướng bánh dẻo luôn tất bật. Người mua bánh thắp hương, người mua bánh làm quà, người lại mua để thưởng thức.