Gìn giữ ca trù Việt
Đến thôn Lỗ Khê (xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội) không chỉ được thưởng thức món bánh chưng truyền thống thơm lừng mà còn được nghe những câu ca trù đặc sắc. Được mệnh danh là "nôi của ca trù" nên dù cuộc sống hiện đại tác động mạnh mẽ, tiếng ca ở Lỗ Khê vẫn bảo tồn, phát triển.
Học nghề từ những năm 1990, trải qua 35 năm, nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Điền vẫn luôn nặng lòng với nghề. Ca trù vốn kén người nghe. Đa dạng với 36 làn điệu, trong đó có 5 thể cách, các ca nương hát ngoài việc cảm được làn điệu, thể cách còn phải hiểu được nghĩa của chữ Nôm thì mới thấy được sự sâu sắc của bộ môn nghệ thuật này.
Trước năm 1945, thế hệ vàng của ca trù Lỗ Khê nổi danh rất nhiều ca nương như Nguyễn Thị Hào, Nguyễn Thị Thiều, Phạm Thị Mùi,… hoặc là những kép đàn Nguyễn Văn Tuất, Nguyễn Văn Sơn,… Sau đó, do ảnh hưởng của chiến tranh, ca trù bị lắng xuống trong một thời gian tương đối dài. Năm 1995, chính quyền thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà đã khôi phục lại ca trù và thành lập CLB ca trù Lỗ Khê.
CLB sinh hoạt một tháng hai lần, để chọn được một nghệ nhân là cả một quá trình đào tạo, rèn luyện rất vất vả. Bộ môn này cực kỳ khó, hát phải luyến láy, tròn vành, rõ chữ. Ngoài ra người hát còn phải gõ phách. Có người hát được thì không gõ phách được, có người gõ được lại hát kém. Để giữ lại “vốn liếng” cho thế hệ sau, CLB Lỗ Khê còn tìm trong các văn bản cũ về nghệ thuật ca trù rồi phiên âm ra tiếng Việt. Các tài liệu được các nghệ nhân biên soạn gồm: Ca trù hát Cửa đình (các bài hát của giáo phường xưa), sưu tầm được 40 thể loại bài hát Cửa đình với nội dung còn nguyên vẹn; đồng thời, ghi chép được 12 bài múa cổ, như: Múa tiên, múa bỏ bộ, múa tứ linh…
Ông Đỗ Mạnh Công - Phó Chủ tịch UBND xã Liên Hà, huyện Đông Anh cho biết: "Để gìn giữ và phát triển bộ môn nghệ thuật ca trù, trong thời gian qua, chính quyền xã ban hành các nghị quyết bảo tồn bộ môn này, thành lập CLB ca trù có 40 thành viên, 4 nghệ nhân ưu tú, một tháng sinh hoạt hai lần để đào tạo các nghệ nhân trẻ".
Hơn 600 năm tồn tại, tiếng ca nơi đây vẫn giữ nét riêng có, tự hào là một trong những trung tâm ca trù của cả nước. Từng câu ca, từng nhịp phách, từng tiếng trống trầu,… người dân nơi đây vẫn giữ trong mình ngọn lửa với nghệ thuật ca trù.
Tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Hầm D67 và Hầm T1 là hai “địa chỉ đỏ” - nơi đây không đơn thuần là một công trình kiến trúc quân sự kiên cố, mà còn là hiện thân của tinh thần đấu tranh bất khuất, một di tích vững bền với thời gian.
Liên Hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn quốc "50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước" (30/4/1975 - 30/4/2025) vào sáng nay (25/4), tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.
Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ gắn biển công trình chào mừng “Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” đối với Di tích chùa Xã Đàn, quận Đống Đa, vào sáng 25/4.
Triển lãm chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui” được khai mạc chiều ngày 24/4, với hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu, trong đó có nhiều tài liệu, hiện vật gốc lần đầu ra mắt công chúng.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ miễn phí vé tham quan đêm tại Đại Nội Huế từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, đồng thời bắn pháo hoa tại Kỳ đài Huế.
Bảo tàng Hà Nội tổ chức trưng bày chuyên đề “Ký ức ngày thống nhất” - một hành trình ngược dòng lịch sử đầy xúc cảm, tái hiện không khí hào hùng của ngày non sông liền một dải.
0