Gìn giữ nét đẹp của Tò He
Nhắc đến tò he, là người ta nghĩ ngay đến món đồ chơi mang đậm ký ức tuổi thơ, với những tạo hình quen thuộc và đầy màu sắc. Không ai biết chính xác tò he có từ bao giờ, nhưng trong tiềm thức của các bậc cao niên, tò he đã có từ rất lâu và là nét văn hóa dân gian mang đậm hồn Việt.
Nguyên liệu làm ra tò he cũng vô cùng đặc biệt. Tò he thường được làm bằng bột tẻ pha chút nếp, đem xay nhuyễn, luộc chín, pha thêm chút đường để có thể ăn được, tò he không phải là món đồ chơi sản xuất máy móc rồi mới mang ra bán. Mọi nguyên liệu đều được chuẩn bị sẵn ở nhà, sau đó đến nơi, nghệ nhân mới luộc bột, pha màu (ngày xưa thường sử dụng màu từ các nguyên liệu tự nhiên như dầu gấc, lá trầu... nhưng hiện nay dùng phẩm màu để tiện hơn cho việc tạo hình) để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.
Những năm gần đây, món đồ chơi dân gian này dường như đã ít xuất hiện, cũng gần như bị bỏ quên giữa muôn vàn các loại trò chơi hiện đại, nhưng những con tò he nhỏ xinh vẫn luôn thu hút ánh nhìn của trẻ em. Và ngay giữa Hà Nội, cũng có một làng nghề truyền thống lưu giữ nét đẹp này.
Đó là làng nghề tò he Xuân La ở xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) là nơi hội tụ nhiều nghệ nhân tài hoa. Nơi đây có những con người luôn say mê, tâm huyết với nghề nặn tò he.
Tìm gặp nghệ nhân trẻ, 34 tuổi, Đặng Văn Hậu, một người luôn say mê với nghề nặn tò he truyền thống. Nghệ nhân Đặng Văn Hậu sinh ra trong một gia đình có nhiều thế hệ gắn bó với nghề nặn tò he truyền thống ở Xuân La. Chính vì thế, anh được tiếp xúc với những con giống bột ngay từ khi còn nhỏ. Tuổi thơ anh Hậu gắn với những lần theo ông ngoại dự hội và xem ông tạo hình. Được ông chỉ dạy, lên 10 tuổi, anh Hậu đã cho ra đời những sản phẩm tò he đầu tay. Từ đó đến nay, bằng sự sáng tạo không ngừng nghỉ, anh đã cho ra đời nhiều sản phẩm tò he đạt giải cao trong các cuộc thi... Hình ảnh con gà, chị Hằng... làm từ cục bột sắc màu đã ăn sâu vào tiềm thức và trở thành một phần không thể thiếu đối với anh.
Anh Hậu chia sẻ: “Anh theo nghề từ nhỏ và đã có gần 20 năm gắn bó với nghề nặn tò he truyền thống. Anh thường nặn và bán tác phẩm tò he tại phố đi bộ Hồ Gươm và rất hay tham gia tại các hội chợ trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, mỗi khi được mời đi biểu diễn, anh rất phấn khởi vì sản phẩm tò he nhận được sự quan tâm của nhiều người".
Năm 2014, anh Đặng Văn Hậu vinh dự được UBND thành phố Hà Nội trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội”.
Với mong muốn tiếp nối truyền thống, gìn giữ hồn cốt của làng nghề, từ nhiều năm trước, anh Hậu đã quyết định mở lớp dạy nặn tò he miễn phí cho các em nhỏ tại nhà. Là nghệ nhân trẻ nên anh có nhiều kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật tò he. Anh tận tình chỉ dạy học trò từ cách cầm bột ra sao, tạo hình khối nhân vật như thế nào. Anh Hậu chia sẻ, nặn tò he không khó, quan trọng là tình yêu và tính kiên trì. Thành công của người nghệ sĩ là phải thổi hồn, tạo “thần thái” cho các nhân vật của mình. Tò he có hồn và thu hút người nhìn, phụ thuộc nhiều vào người sáng tạo. Tuy nhiên quá trình truyền dạy, anh cũng gặp không ít khó khăn bởi nếu không có sự rèn luyện thường xuyên thì các em nhỏ sẽ nhanh quên và không có được kỹ năng khi nặn tò he.
Việc gìn giữ và phát triển nghề nặn tò he truyền thống đã và đang đối diện với nhiều thách thức, nhất là sự “lên ngôi” của đồ chơi công nghệ. Nhưng bằng tình yêu và niềm say mê, anh quyết tâm theo nghề đến cùng. Năm 2017, anh may mắn khôi phục được nhiều mẫu con giống bột cổ xưa, dựa trên tiềm thức còn sót lại của nghệ sĩ Trịnh Bách cùng kỹ thuật điêu luyện của nghệ nhân tò he Đồng Xuân, Phạm Nguyệt Ánh, anh chia sẻ.
Con giống bột là đồ chơi truyền thống của nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam nhưng đã bị thất truyền từ lâu. Ở làng nghề tò he Xuân La ngày nay, nhiều người cũng không biết đến. Do đó, sự xuất hiện trở lại của những con giống mang phong cách Phú Xuyên (thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), Đồng Xuân (Hà Nội), Phố Khách (của người Hoa)... đã khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên và xúc động. Đến nay, toàn bộ hình ảnh con giống bột như: Nghê hý châu, sư tử hý cầu, cá vàng, bộ lục súc và con giống ở Huế... đã được anh Hậu phục hồi lại gần như đầy đủ.
Giữa những món đồ chơi trung thu hiện đại, con giống bột mang vẻ đẹp giản dị nhưng không kém phần đặc sắc. Sự quan tâm, yêu mến của người chơi là thành quả xứng đáng cho quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ của người nghệ nhân trẻ, đây cũng là động lực để anh tiếp tục hành trình khôi phục và khẳng định vị trí của những tác phẩm tò he truyền thống.
Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .
Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".
Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.
0