Gìn giữ và lan toả tiếng Việt ở nước ngoài

Cùng với không khí chuẩn bị khai giảng của thầy và trò tại Việt Nam, năm học mới cũng đang bắt đầu tại nhiều nơi trên thế. Các lớp học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài năm học 2024-2025 này lại được mở ra và hút rất đông học sinh tham gia.

Hàng nghìn giáo viên không chuyên, các tình nguyện viên kiều bào đã và đang nỗ lực để góp phần gìn giữ, lan tỏa tiếng Việt cho các thế hệ người Việt Nam thứ hai, thứ ba để các em sinh ra và lớn lên ở nước ngoài nhưng vẫn có thể nói và viết được tiếng mẹ đẻ, thêm gắn kết với quê hương.

Hơn 100 em nhỏ độ tuổi từ 5 đến 14 tại thành phố Higashi, Osaka, Nhật Bản đã tham dự lễ khai giảng “Lớp tiếng Việt yêu thương” năm học 2024 - 2025. Dạy hoàn toàn miễn phí, các thầy cô giáo ở đây đều là những người Việt Nam ở nước ngoài có chung mong muốn giúp cho con em hiểu và yêu quê hương mình thông qua việc học tiếng Việt.

Bà Lê Thương, Hiệu trưởng trường Việt ngữ Cây tre, Nhật Bản cho biết: "Tôi đã yêu cầu tất cả các phụ huynh khi làm đơn đăng ký xin nhập học thì câu đầu tiên mọi người đều viết là “Tôi muốn con tôi biết về quê hương Việt Nam”. Sau lễ khai giảng, chính quyền địa phương và trưởng phòng nhân quyền có tham dự và nói rằng họ rất yêu Việt Nam, rất tự hào khi tại Osaka có một trường dạy Tiếng Việt và các bạn đã tự nâng tầm ngôn ngữ của các bạn tại nước sở tại".

Hơn 100 em nhỏ độ tuổi từ 5 đến 14 tại thành phố Higashi, Osaka, Nhật Bản đã tham dự lễ khai giảng “Lớp tiếng Việt yêu thương” năm học 2024 - 2025.

Việt Nam hiện có gần 6 triệu người đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài. Để phát triển tiếng Việt, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Ngày tôn vinh tiếng Việt (8/9 hàng năm) trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài giai đoạn 2023-2030”. Trong đó kiều bào không chỉ là đối tượng thụ hưởng mà còn là chủ thể chính tham gia thực hiện đề án.

Bà Phạm Xuân Thanh, Uỷ viên BCH Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga cho biết: "Hiện nay, tại Liên bang Nga có hàng ngàn sinh viên Việt Nam đang du học và các em chính là lực lượng nòng cốt để giúp cho cộng đồng trong việc thực hiện các lớp giảng dạy tiếng Việt cho các thiếu nhi Việt Nam sinh ra và lớn lên tại Liên bang Nga. Chúng tôi cảm thấy rất tự hào bởi khi mình nói tiếng Việt, bạn bè Nga hay bạn bè quốc tế thường nói rằng chúng tôi có cảm giác như các bạn đang hát. Bởi vậy, chúng tôi còn hướng tới việc quảng bá văn hoá Việt cho cộng đồng người Nga cũng như cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống tại Nga; hỗ trợ tổ chức ngày văn hoá Việt Nam tại các trường Đại học tại Nga hay hỗ trợ tổ chức các cuộc thi tiếng Việt, dịch thuật tiếng Việt toàn Liên bang Nga".

Phong trào dạy và học tiếng Việt trong nhiều cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng được duy trì và lan tỏa.

Phong trào dạy và học tiếng Việt trong nhiều cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng được duy trì và lan tỏa. Tiếng Việt giúp bà con khẳng định vị thế và tự tin hội nhập với thế giới. Và với thế hệ trẻ, giỏi tiếng Việt, thấm nhuần văn hóa Việt sẽ giúp các em gắn kết và thêm yêu quê hương, để “tâm hồn Việt Nam” được trường tồn ở bất cứ nơi nào có người Việt sinh sống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với quyết tâm chính trị cao, môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, lực lượng lao động có chất lượng, Việt Nam được đánh giá là có nhiều lợi thế để phát triển công nghệ cao.

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel đã ra khuyến cáo về các biện pháp an ninh, an toàn cho cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại đây.

Tại làng Ambakote, Sri Lanka, cách đây bốn năm Thiền Viện Trúc Lâm đã được khởi công xây dựng, rồi trở thành không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn là trung tâm văn hóa – giáo dục của những người dân địa phương.

Lần đầu tiên, Ngày hội tiếng Việt diễn ra tại một trường phổ thông của Nga. Sự kiện đánh dấu một bước phát triển mới trong hành trình lan tỏa tiếng Việt và văn hóa Việt trong cộng đồng người Việt tại Liên bang Nga nói chung, cũng như thúc đẩy giao thoa văn hóa và ngôn ngữ giữa hai đất nước.

Chiều 20/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng thay mặt cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trao số tiền gần 19,3 tỷ đồng cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi).

Phạm Trường Sơn là tiến sĩ hóa dược Việt Nam đầu tiên được Viện Hàn lâm Hungary công nhận. Sinh năm 1980, anh nổi tiếng với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học.