Gìn giữ và phát huy nghề mộc truyền thống Liên Hà

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, là một trong số nhiều làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ, với những người dân năng động trong phát triển kinh tế.

Mỗi sản phẩm mỹ nghệ là một sự sáng tạo công phu của người thợ. Sản phẩm của những người thợ Liên Hà chu du từ Bắc tới Nam và xuất khẩu ra thế giới. Đặc biệt, mỗi thôn ở xã Liên Hà tập trung sản xuất một loại sản phẩm để có sự chuyên sâu, chất lượng. Các thôn Giao Tác, Đại Vỹ chuyên sản xuất bàn ghế, giường, tủ; thôn Lỗ Khê chuyên đồ thờ cúng; thôn Châu Phong chuyên đồ gia dụng; thôn Thù Lỗ chuyên đồ gỗ mỹ nghệ…

Theo ông Phạm Đức Thiêm (Liên Hà, Đông Anh), làng nghề mộc Liên Hà đã có từ rất lâu, không biết chính xác là bao lâu nhưng từ thời ông bà, cha mẹ đã gắn bó với nghề này. Từ nhỏ, ông đã chơi với bã bào, mùn cưa, thấy bố đục đẽo hàng ngày. Trrưởng thành, ông quyết định theo nghề của cha mẹ tiếp tục gắn bó với nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống.

Thời điểm hiện tại, gia đình ông đang sở hữu một nhà xưởng rộng hàng trăm mét vuông dành cho việc trưng bày và hoàn thiện sản phẩm, một xưởng làm thô với gần chục công nhân đang làm việc. Những sản phẩm được trưng bày trong xưởng của ông có đầy đủ các mặt hàng như bàn, ghế, tủ, kệ, lục bình… Toàn bộ sản phẩm trưng bày đều có thiết kế hiện đại, nhiều sản phẩm có mẫu hoa văn vô cùng độc đáo..

Chị Đỗ Thị Kim Dung (Liên Hà, Đông Anh) chia sẻ: "Để đảm bảo chất lượng cho khách hàng thì từ khâu chọn gỗ chúng tôi đã phải chọn loại gỗ tốt, sơn cũng phải chọn loại sơn tốt nhất".

Ở xã Liên Hà, các xưởng sản xuất phần lớn đều theo mô hình hộ gia đình. Nếu như ở nhiều làng nghề khác, người dân thường lo lắng vì làng nghề truyền thống ngày càng mai một vì lớp trẻ không mặn mà mới nghề thì ở Liên Hà, người trẻ theo nghề khá nhiều. Vừa có kỹ thuật làm nghề, vừa nắm bắt được khoa học tiên tiến, làng nghề gỗ mỹ nghệ xã Liên Hà ngày càng được nhiều khách hàng biết tới. Phần lớn các sản phẩm được sản xuất tại làng nghề đều được khách hàng đặt trước, có giá trị cao.

Anh Nguyễn Văn Luận (Liên Hà, Đông Anh) luôn cố gắng gìn giữ nghề truyền thống do cha ông để lại: "Theo tôi đây là nghề cổ truyền từ các cụ để lại, những người con như chúng tôi cũng cố gắng gìn giữ để cho nghề không bị mai một".

Tham quan làng nghề, người xem sẽ được chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ gỗ. Mỗi tác phẩm đều thể hiện nét tài hoa, tinh tế của người thợ. Hoa văn được chạm tỉ mỉ và tinh xảo. Đây là một điểm đến hứa hẹn nhiều điều thú vị cho khách du lịch.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .

Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".

Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.