Giới đầu cơ “kích sóng” thông qua đấu giá đất

Lật giở “hồ sơ” các cơn sốt đất xảy ra cách đây vài năm ở một số tỉnh thành trong cả nước, có thể thấy sự tương đồng về công thức “om hàng - tạo sốt giả qua đấu giá và thổi giá”.

Gây xôn xao và sốc nhất là vụ việc đấu giá đất tại Thủ Thiêm. Tháng 12/2021, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đấu giá 4 lô đất Thủ Thiêm với số tiền trúng đấu giá lên tới hơn 37.000 tỉ đồng. Đáng chú ý, lô 3.12 từ giá khởi điểm 2.942 tỉ đồng đã được Tập đoàn Tân Hoàng Minh trả giá lên tới 24.500 tỉ đồng. Mỗi mét vuông trúng đấu giá đạt kỷ lục tới 2,4 tỉ đồng.

Tuy nhiên, sau khi đấu giá, cả 4 doanh nghiệp trúng đấu giá đều bỏ cọc và để lại nhiều hệ lụy. Doanh nghiệp bỏ cọc sau chiêu “kích sóng” giá đất tác động tiêu cực đến tất cả phân khúc thị trường bất động sản theo hiệu ứng “bình thông nhau”. Giá đất tại Thủ Thiêm và nhiều khu vực khác ở TP. HCM bị thổi lên cao hơn nhiều so với mặt bằng trước thời điểm đấu giá.

Doanh nghiệp bỏ cọc sau chiêu “kích sóng” giá đất tác động tiêu cực đến tất cả phân khúc thị trường bất động sản theo hiệu ứng “bình thông nhau”.

Hai cuộc đấu giá đất diễn ra ở hai huyện ngoại thành Hà Nội cũng cho thấy những dấu hiệu “kích sóng” của giới đầu cơ. Có thể hình dung như sau: Một nhóm đầu cơ sẽ tham gia đấu giá đất và tìm cách trả cao nhất có thể. Nhóm người này có thể chỉ đấu giá cao cho một vài lô để nâng giá bán những lô đất khác trong khu vực rồi sau đó có thể bỏ cọc.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam cho biết:: "Một huyện ngoại thành, chưa phải là nơi có điều kiện đô thị phát triển, cộng thêm hạ tầng xã hội xung quanh chưa hoàn thiện mà giá 100 triệu, thì đúng là không thể hiểu nổi”

Không chỉ có đất nền, từ cuối năm 2023 đến nay, phân khúc chung cư cũng liên tục tăng giá.

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế cho biết: “Đặt vấn đề liệu có nhà đầu tư tham gia quá trình đấu giá để nâng mặt bằng giá đất ở Thanh Oai nói riêng và Hà Nội nói chung, từ đó đưa giá những mảnh đất họ đang sở hữu tăng theo”.

Cũng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết: “Liệu giá cả có thực sự phù hợp với thị trường không, hay lại được làm giá thông qua các chiêu trò”.

Không chỉ có đất nền, từ cuối năm 2023 đến nay, phân khúc chung cư cũng liên tục tăng giá. Thậm chí có thời điểm còn biến động theo tuần. Dữ liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, giá căn hộ chung cư tăng trung bình khoảng 5- 6,5% trong quý 2 và tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Năm 2024, công tác đấu giá quyền sử dụng đất dự kiến hoàn thành kế hoạch thu 25 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, UBND thành phố Hà Nội xác định hoạt động đấu giá đất còn tồn tại nhiều hạn chế, cần tiếp tục khắc phục.

Nhằm đảm bảo trật tự xây dựng, hạn chế các vụ cháy, nổ xảy ra đối với loại hình nhà ở riêng lẻ. Bộ Xây dựng đã chủ trì biên soạn tiêu chuẩn Việt Nam quy định các yêu cầu kỹ thuật chung trong thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở riêng lẻ.

Chênh lệch giá đất đền bù theo Luật Đất đai 2024 và luật năm 2013 dẫn tới phát sinh vướng mắc trong hơn 1.000 dự án trên địa bàn Hà Nội.

Trước những tồn tại trong hoạt động đấu giá đất, UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện, thị xã thực hiện cấp bách một số giải pháp để khắc phục; đồng thời yêu cầu các sở, ngành chức năng giám sát chặt chẽ hoạt động đấu giá đất.

Trong báo cáo thị trường mới đây, hãng dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield cho biết giá thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM có xu hướng tiếp tục tăng trong hai năm tới.

Sau 20 năm, những vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch tại Khu đô thị mới Chi Đông (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) đang được tháo gỡ.