Giới thiệu văn hóa, nghệ thuật truyền thống Iran tại Hà Nội
Khoảng 100 tác phẩm thủ công mỹ nghệ, đại diện cho 10 loại hình nghệ thuật của Iran, như chạm khắc đồng, pháp lam - nghệ thuật trang trí trên những vật dụng cốt vàng, bạc hoặc đồng hay nghệ thuật tráng men, nghệ thuật thảm... được trưng bày.
Họa sĩ Lê Thu Huyên cho biết: “Những bức thảm này mình được giới thiệu là những bức thảm tinh tế của Iran do các nghệ nhân ngày đêm tỉ mẩn tạo ra những họa tiết để truyền tải văn hóa của đất nước họ. Nghệ nhân đã mang lại giá trị tinh thần không chỉ trong nước mà lan tỏa khắp thế giới để biết về nền văn minh lâu đời, tồn tại đến bây giờ”.
Chị Nguyễn Thị Hiền Giang (phường Cống Vị, Đình, Hà Nội) nhận xét: “ Thảm của Ba Tư, tôi thích nhất là các đường nét hoa văn cũng như màu sắc của thảm. Phải nói là mang yếu tố nghệ thuật, thể hiện sự sáng tạo và tinh thần dân tộc của Iran”.
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của nghệ thuật truyền thống Iran là sự kết hợp vô cùng điêu luyện giữa các hoa văn, họa tiết và màu sắc.
Triển lãm “Màu sắc và Hoa văn: Đường đến với nghệ thuật Iran” là dịp để Iran giới thiệu, quảng bá văn hóa, nghệ thuật Iran, mở ra cơ hội giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa nhân dân hai nước, góp phần thắt chặt quan hệ giữa hai quốc gia.
Ông Ali Akbar Nazari, Đại sứ Iran tại Việt Nam, cho biết: “Với chủ đề “Màu sắc và hoa văn: Đường đến với nghệ thuật Iran”, chúng tôi muốn giới thiệu tới người dân Việt Nam về nghệ thuật, di sản và văn hóa Ba Tư. Tôi cho rằng văn hóa chính là cầu nối gắn kết giữa các quốc gia với nhau và chúng tôi muốn tạo ra cầu nối văn hóa giao lưu nhân dân, giao lưu ngoại giao nhân dân cũng như giao lưu văn hóa Việt Nam và Iran”.
Triển lãm được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Iran - Việt Nam.
Đình Tự Nhiên ở huyện Thường Tín được xây dựng từ năm 1702. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng được nhà nước xếp hạng bởi kiến trúc độc đáo gắn liền với truyền thuyết Tiên Dung, Chử Đồng Tử.
Trong bối cảnh nhiều hình thức giải trí mới lên ngôi, các sân khấu kịch buộc phải thay đổi để bắt kịp xu hướng và thu hút khán giả. Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, gần gũi và hấp dẫn hơn.
Hội Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi triển lãm tranh của nhóm họa sĩ Ngẫu hứng Sài Gòn, mang đến cho công chúng những hình ảnh đa sắc màu về con người và cuộc sống qua góc nhìn mới mẻ của những người từng tham gia kháng chiến.
Tiếp nối thành công của triển lãm "Showcasing Vietnam Art" tại Kuwait, nơi Ngô Đức Hoàng giới thiệu vẻ đẹp của Việt Nam ra bạn bè quốc tế, "Hồn dó" tiếp tục khai thác chất liệu giấy dó truyền thống để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
0