Giới trẻ Việt tìm về văn hóa thưởng trà truyền thống

Nhắc tới việc uống trà, đa phần sẽ nghĩ đến hình ảnh các bậc cao niên ngồi quây quần hàn huyên bên chiếc ấm. Hiếm ai hình dung được rằng, người trẻ cũng có được những thú vui thi vị như thế. Những tưởng trà sẽ bị phai nhoà theo thời gian, lu mờ bên cạnh những loại nước uống có ga, trà pha chế, thì phong cách thưởng trà truyền thống vẫn tồn tại song hành và chiếm giữ vị trí riêng biệt trong lòng những người trẻ.

Mong muốn tìm hiểu về trà Việt - một nét đẹp truyền thống, nhiều người trẻ chuộng tìm đến những chốn thưởng trà an yên, nơi có không gian thanh tao, nhẹ nhàng với những ấm trà đượm hương, thấm vị.

Nhà của nghệ nhân trà Nguyễn Cao Sơn cũng là nơi mà nhiều người trẻ thường xuyên lui tới, tìm hiểu về trà Việt. Pha trà, thưởng trà cũng là cả một quá trình đòi hỏi sự tinh tế, kiên trì của người thưởng thức. Từ việc chuẩn bị trà cụ, bóc trà, cho đến khi cho trà vào ấm để hãm trà, ngồi đợi trà ngấm rồi rót trà thưởng thức. Từng bước, từng bước diễn ra, thảnh thơi và bình yên đến lạ. Để rồi kết quả mang lại không chỉ dừng ở việc trải nghiệm, ở vị ngon, mà là cả những lợi ích về mặt sức khoẻ khi sử dụng lâu dài.

Những người trẻ có thói quen uống trà, cũng sẽ dễ dàng học được cách cân bằng cuộc sống của mình hơn. Bên cạnh đó, trà được chứng minh là tốt cho sức khỏe, tim mạch, đốt cháy chất béo. Trong cuộc sống hối hả, thưởng trà là cách để nhiều người trẻ cân bằng lại cuộc sống, là một trong những thú vui lành mạnh vừa tốt cho tâm hồn và cả sức khỏe.

Ngày nay, dù đã xuất hiện nhiều loại trà hiện đại, trà pha phế nhưng nhiều người trẻ vẫn lựa chọn tìm về những giá trị xưa cũ, thông qua thưởng trà truyền thống. Văn hóa thưởng trà Việt vẫn tồn tại song hành và chiếm giữ vị trí riêng biệt, tiếp tục tồn tại và duy trì bởi những người trẻ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.

Tại Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, 200 tác phẩm của 87 tác giả đã được giới thiệu tới công chúng.

Trong tháng 11/2024, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.

Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.

UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2025), trong đó điểm nhấn đáng chú ý là lần đầu tiên lễ hội thanh long sẽ được tổ chức tại địa phương.