Giữ gìn, phát huy giá trị di sản của các dân tộc
Tại Lễ hội, già làng Văn Siêng, cùng bà con Cơ Tu trong thôn của ông đã có mặt ở đây từ mấy ngày trước để chuẩn bị thật chu đáo cho Lễ dựng Nêu, Cúng mừng lúa mới - Đâm trâu, vô cùng đặc trưng và thiêng liêng của đồng bào Cơ Tu, Đà Nẵng. Nghi lễ là lúc để đồng bào sau một năm làm nông vất vả, cả làng cùng tụ hội, mời các loài muông thú về mừng vụ mùa bội thu và cầu khấn trời đất và tổ tiên ban phước cho muôn dân.
Ngoài ra, còn có những phong tục đầy đặc sắc của đồng bào Êđê như lễ cúng sức khoẻ, rước cột lễ vào nhà, do Già làng Y Tum Aỹun dẫn dắt. Đồng bào Đắk Lắk gọi là cây cột, với ý nghĩa trụ cột cho mùa màng và thiên nhiên. Khác với cây nêu của miền Bắc, lễ cúng sức khỏe của đồng bào Êđê là một nghi lễ tiêu biểu trong đời sống tâm linh.
Đến với làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc, Đồng Mô Sơn Tây, là đến với ngày hội lớn của gần 1.000 đồng bào 6 dân tộc tại 6 tỉnh thành Bắc Trung Nam. Điều đặc biệt ở các lễ hội này, dù khác dân tộc, vùng miền, nhưng đều có một biểu tượng - Cây Nêu, một nghi lễ tâm linh có sức sống trường tồn, mang tính giáo dục, độc đáo về văn hóa. Cây Nêu tựu chung như sự kết nối con người với Trời đất và thần linh, tống tiễn cái xấu đi, đón điều tốt đẹp. Cây Nêu luôn vươn cao, thể hiện sức sống, ước vọng về thịnh vượng, cầu mùa bội thu, cầu mưa thuận gió hòa và bình yên hạnh phúc. Với người dân tộc Thái trắng, thì Tết Cây Nêu chính là lễ hết chá vào tháng 5, khi hoa ban hoa mạ bung nở, mùa cây măng mọc, thì là lúc thầy mo cúng, cùng với vạn đồ vật trang trí, dâng tế. Bà con dân tộc Ca dong Quảng Nam, lại có lễ Cúng máng nước và cúng Tết mùa màng vô cùng thú vị vào tháng 11. Già làng sẽ trao cho vợ mình và các phụ nữ khác gà, rượu, gạo và chỉ may, để cảm ơn thần linh đã cho nguồn nước suối mới trong lành, tươi mát.
Suốt cả tuần lễ, tại làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các nghi lễ văn hóa, lễ hội của đồng bào 54 dân tộc, trình diễn trang phục truyền thống, hội chợ sản vật địa phương, các chương trình biểu diễn nghệ thuật, các điệu hát, điệu hò là những di sản văn hoán phi vật thể văn hóa quý giá của dân tộc... nhằm giữ gìn, phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc; tôn vinh di sản văn hóa nhân dịp kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
Bên cạnh đó, tiếp tục các hoạt động Kỷ niệm Ngày Di sản, 160 tác phẩm nhiếp ảnh đang được trưng bày tại Triển lãm “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”, giới thiệu những giá trị văn hóa đặc sắc, quý báu của 54 dân tộc Việt.
Trong không gian của Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, triển lãm giới thiệu 160 ảnh, của 67 tác giả, được chọn lọc từ hàng ngàn tác phẩm của những nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên, những nhà nghiên cứu về dân tộc, nhà báo, phóng viên ảnh, người yêu văn hóa truyền thống của các dân tộc… trên khắp mọi miền của đất nước. Bộ ảnh cho thấy những nét văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của 54 dân tộc Việt Nam, từ phong tục tập quán, tín ngưỡng, nếp sinh hoạt, đặc biệt là trang phục và lễ hội truyền thống. Đây là những khoảnh khắc sinh động, chân thực, quý giá mà những người cầm máy đã lưu giữ bằng nghệ thuật nhiếp ảnh, với rất nhiều sự trân trọng, yêu mến những địa danh và con người trên khắp các vùng miền của Tổ quốc./.
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
0