Giúp trẻ khiếm thị học cách dùng máy tính, điện thoại

Hội Người mù quận Thanh Xuân là đơn vị đầu tiên ở Hà Nội tổ chức lớp học công nghệ thông tin cho trẻ em khiếm thị. Giảng viên của khóa học là thầy Nguyễn Trung Thái, cũng là một người khiếm thị.

Khi tham gia khóa học, các trẻ em khiếm thị sẽ được hướng dẫn những kỹ năng, thao tác cơ bản trên điện thoại như nghe, gọi và nhắn tin; học cách quản lý dữ liệu, soạn thảo văn bản bằng máy tính, tìm kiếm thông tin trên mạng.

Lớp học diễn ra vào thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần. Khóa học có tổng 30 buổi, trong đó 15 buổi học về máy tính, tin học và 15 buổi học cách sử dụng điện thoại thông minh.

Các thiết bị máy tính, điện thoại cho người khiếm thị sẽ được cài đặt phần mềm đọc màn hình. Ứng dụng này giúp người khiếm thị nghe, tiếp nhận thông tin và thao tác thuận tiện hơn.

Các trẻ em khiếm thị được hướng dẫn những kĩ năng, thao tác cơ bản trên điện thoại như nghe, gọi và nhắn tin.

Buổi học đầu tiên, các em nhỏ khiếm thị được làm quen và học những kiến thức cơ bản của bàn phím trên máy tính. Nguyễn Linh Giang (phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai) chia sẻ: "Em cũng mới biết sử dụng điện thoại và máy tính. Em muốn qua lớp học này sử dụng máy tính, điện thoại thành thạo hơn".

Em Nguyễn Hoàng Yến Nhi (xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì) kể: "Hiện em chưa quen, chưa biết cách dùng điện thoại, bởi vậy, em hy vọng sau khi học xong, sẽ sử dụng được cả máy tính và điện thoại".

Anh Nguyễn Trung Thái, PGĐ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Hội Người mù Hà Nội, cho biết giáo viên phải chỉ dạy trực tiếp cho từng bạn, làm sao để các bạn tiếp thu một cách tốt nhất. Trong quá trình giảng dạy thì giáo trình sử dụng định dạng âm thanh.

Học sinh có nhiều độ tuổi khác nhau, có bé học lớp 3, có bé học lớp 5, lớp 6; có bé mắc bệnh đa tật, cơ tay, cơ chân đều cứng, nên việc hướng dẫn cho các cháu rất khó khăn.

Hội người mù quận Thanh Xuân mong muốn các trẻ em khiếm thị sẽ sử dụng thành thạo máy tính và điện thoại, phục vụ học tập và cuộc sống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ thượng cờ tại Quảng trường Ba Đình lịch sử luôn là khoảnh khắc thiêng liêng trong trái tim mỗi người con đất Việt. Đây là quảng trường lớn nhất Việt Nam, là nơi diễn ra các sự kiện trọng đại của đất nước, của dân tộc. Sớm nay, trong sự trang nghiêm, xúc động và ý nghĩa của ngày đầu năm mới, lá cờ Tổ quốc được kéo lên, kiêu hãnh tung bay như khí phách của cha ông bao đời, tiếp thêm trong mỗi chúng ta lòng biết ơn, tự hào được là người con Việt Nam.

Với vị trí, vai trò là Thủ đô của cả nước, Hà Nội luôn tiên phong, gương mẫu trong triển khai các nghị quyết của Trung ương để các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống, lan tỏa đến từng người dân. Do vậy, dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng Thủ đô đã đạt được những kết quả to lớn ở nhiều phương diện.

Ngày 1/1/2025, Luật Thủ đô (sửa đổi) chính thức có hiệu lực. Luật Thủ đô sẽ kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng để xây dựng thành phố trong những năm tiếp theo.

Tối 31/12, trong không khí đón chào năm mới 2025, Hà Nội tổ chức lễ hội âm nhạc và chương trình đếm ngược tại hai địa điểm chính: Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và Cách mạng tháng Tám. Thành phố tổ chức bắn pháo hoa tại 5 khu vực (với 6 trận địa) gồm các quận Hoàn Kiếm, Hà Đông, Nam Từ Liêm, thị xã Sơn Tây và huyện Đông Anh. Màn bắn pháo hoa kéo dài 15 phút, từ 0h đến 0h15 ngày 1/1/2025.

Chào đón năm 2025, Hà Nội lại khoác lên mình vẻ đẹp rực rỡ, đánh dấu cho một năm mới tràn đầy hy vọng, sẵn sàng cho bước chuyển mình - kỷ nguyên vươn mình.

Năm 2024, lần đầu tiên số thu ngân sách của Thủ đô vượt mốc nửa triệu tỷ, chiếm 23% tổng thu của cả nước; trong đó ngành thuế đóng góp tới 95%, với số thu nội địa ước đạt hơn 470 nghìn tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Thu ngân sách là điểm sáng quan trọng trong bức tranh kinh tế Thủ đô.