Gỡ dần nút thắt trong phân loại rác tại nguồn

Đầu tháng 6 vừa qua, Hà Nội đã bắt đầu thí điểm phân loại rác tại nguồn nhằm rút ra những kinh nghiệm để vướng ở đâu, gỡ ngay ở đó, tiến tới triển khai đồng loạt trên toàn thành phố.

Công tác thu gom, vận chuyển cũng được các đơn vị thu gom lên kế hoạch cụ thể, chi tiết với từng điểm thu, thời gian thu, hotline và đường đi của rác sau phân loại. Quận Hoàn Kiếm, nơi đã từng được thí điểm mô hình phân loại rác tại nguồn và đã thất bại, hiện cũng đang dần hoàn tất các phương án, thu gom, xử lý cụ thể với từng loại rác được phân loại theo quy định.

Cùng với việc lắp đặt và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các hội nghị tuyên truyền triển khai phương án thí điểm mô hình “quản lý, phân loại, thu gom, vận chuyển rác thải” cũng đã được tổ chức, cả hệ thống chính trị đều đồng lòng, quyết tâm hình thành thói quen phân loại rác, bảo vệ môi trường.

Bà Lê Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết: khi xây dựng phương án phân loại rác tại nguồn và kế hoạch triển khai thực hiện, quận Hoàn Kiếm đặt ra nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân tham gia, đặt chế độ báo cáo, hàng tuần tổ chức giao ban rút kinh nghiệm và luôn luôn trong trạng thái điều chỉnh phương án nếu thực sự phương án khắc phục khó khăn, yếu điểm của thực trạng hiện này, cái gì phát huy được thì hết mức phát huy, đặt mục tiêu nhiệm vụ phải hoàn thành.

Bà Thư cho biết, dự kiến đầu tháng 7 tới đây, 18 phường trên địa bàn quận sẽ bắt đầu thí điểm phân loại rác tại nguồn.

Đợt thí điểm phân loại rác tại nguồn lần này sẽ là cơ sở để chuẩn bị phân loại rác tại nguồn đồng loạt trên toàn thành phố.

Trong đợt thí điểm này, các quận Ba Đình, Đống Đa, Nam Từ Liêm cũng sẽ lần lượt triển khai. Đây là cơ sở để chuẩn bị phân loại rác tại nguồn đồng loạt trên toàn thành phố, là căn cứ để Hà Nội điều chỉnh phù hợp cho việc thực hiện quy định của Luật một cách hiệu quả hơn.

Ông Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường - Bộ TN&MT cho biết: việc triển khai phân loại rác tại nguồn là không đơn giản, phụ thuộc vào các vấn đề về nhận thức, các quy định chi tiết, giám sát người thực hiện và không thực hiện, dần dần mới đi vào nhận thức, đổi theo hành vi… Ông Tùng cho rằng, việc thí điểm phân loại rác tại nguồn là cần thiết nhằm bổ sung hoàn thiện và nhân rộng mô hình, tuy nhiên để đảm bảo thí điểm thành công thì phải nhiều việc phải làm, cần thực hiện ngay quy định Luật bảo vệ môi trường, nhưng không phải vì thế mà nóng vội, bởi nóng vội sẽ dễ thất bại.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhấn mạnh, để đảm bảo thí điểm được thành công thì công tác tuyên truyền cho người dân cũng là một trong những điều tiên quyết.

Điều quan trọng lúc này là sự quyết tâm vào cuộc của tất cả các cấp chính quyền, đoàn thể, người dân, để đưa thí điểm phân loại rác tại nguồn được nhân rộng; góp phần dựng xây Hà Nội ngày càng văn minh, sạch đẹp và phát triển bền vững.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự kiến năm 2035, Hà Nội sẽ sử dụng xe buýt điện thay thế hoàn toàn xe buýt chạy bằng năng lượng hóa thạch. Đây là nội dung chính của dự thảo nghị quyết được lấy ý kiến để thông qua trong kỳ họp HĐND thành phố tới đây.

Thời gian qua, nhiều người dân đã rất bức xúc và phản ánh đến cơ quan chức năng về việc có nhiều người điều khiển xe máy cố tình đi vào làn đường dành cho ô tô trên Đại lộ Thăng Long, đặc biệt trong giờ cao điểm sáng.

Việc đón, trả khách tại địa điểm hẹn trước thay vì vào bến xe ngày càng diễn ra phổ biến. Nhiều lái xe biết là không được phép nhưng vẫn cố tình phạm luật.

Đến nay, 1.277 trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi do dịch Covid-19 đã được kết nối, đỡ đầu thông qua chương trình "Mẹ đỡ đầu" do Hội LHPN TP. Hà Nội triển khai.

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã yêu cầu lực lượng công an và các quận, huyện triển khai các chương trình tuyên truyền, thực hành chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho người dân.

Sáng 20/6, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng đã tới thăm, chúc mừng cơ quan đại diện Đài Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh.