Gỡ khó gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Triển khai được một năm nhưng gói tín dụng 120.000 tỷ đồng mới giải ngân được hơn 600 tỷ đồng. Theo các chuyên gia, chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư và người dân tiếp cận nhà ở xã hội (NƠXH) là đúng đắn. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở hỗ trợ lãi suất mà thiếu chính sách cụ thể đi kèm thì doanh nghiệp không mặn mà vay, người dân vẫn mãi đợi mua nhà.

Theo một số Doanh nghiệp, chính sách phát triển nhà ở xã hội đúng đắn nhưng cần có sự đồng hành của Nhà nước với doanh nghiệp. Thời gian qua, Nhà nước cũng có nhiều ưu đãi để phát triển nhà ở xã hội nhưng nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được. Ngoài khó khăn về vốn, các doanh nghiệp còn gặp khó khăn về quỹ đất.

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội là chương trình do bốn ngân hàng thương mại nhà nước tự nguyện huy động vốn tham gia. Lãi suất giảm từ 1,5 - 2% so với thị trường. Ngân hàng Nhà Nước cũng đã hai lần điều chỉnh hạ lãi suất với doanh nghiệp là 8% và với người mua nhà là 7,5%/năm. Tuy nhiên mức lãi suất này vẫn chưa thật sự hấp dẫn.

Gỡ khó gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Ông Nguyễn Duy Thành - Tổng Giám đốc Công ty Quản lý nhà Toàn Cầu "Đối với doanh nghiệp tiếp cận gói 120.000 tỷ này chỉ được cam kết lãi vay trong thời gian cố định là ba năm mà chúng ta thấy rằng trong thời gian ba năm như vậy đằng sau của một việc triển khai dự án là không thể nào ba năm khi cần phải thực hiện thủ tục pháp lý và triển khai dự án. Và họ rất lo lắng rằng khi gọi tín dụng này đặt kỳ vọng vào vấn đề họ vay thì sau ba năm đó lãi suất theo góc nhìn của DN là gần như thả nổi tại vì đó là thỏa thuận thì nó sẽ là ẩn số phía đằng sau khi họ xây dựng phương án về lợi nhuận trong triển khai dự án nào ở xã hội hiện nay".

Giai đoạn 2021-2025, TP. Hồ Chí Minh đưa ra chỉ tiêu xây mới 35.000 căn nhà ở xã hội nhưng đến thời điểm hiện nay, chỉ có duy nhất 1 dự án được hoàn thành và đưa vào sử dụng, 6 dự án đang thi công, 30 dự án đang hoàn tất thủ tục pháp lý. Theo Hiệp hội BĐS TP.HCM, số lượng đăng ký để vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng là hơn 6.000 tỷ nhưng thực tế giải ngân chỉ hơn 600 tỷ nên gói tín dụng đang bị ế trong thời gian vừa qua. Một trong những nguyên nhân là do vướng mắc pháp lý khiến DN không mặn mà, thêm vào đó lãi suất thả nổi khiến người mua nhà dè chừng.

Câu chuyện lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội, giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng đang là trăn trở của các chuyên gia, người làm chính sách cũng như đối tượng thụ hưởng. Để gói tín dụng này phát huy hiệu quả, cần sớm có phương án gỡ các nút thắt, tạo sự hấp dẫn hơn với nhà đầu tư, người mua nhà.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quy định mới về đặt cọc mua nhà đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

UBND thành phố Hải Phòng vừa yêu cầu Sở Xây dựng công khai thông tin cụ thể của từng dự án nhà ở xã hội để người dân có nhu cầu nắm được thông tin.

Tháng 6 năm 2024, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Đáng chú ý, Điều 39 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi về tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước có nhiều điểm đáng chú ý.

Sở Xây dựng TP. HCM đã trình UBND thành phố dự thảo đề cương đề án quản lý, hỗ trợ nhà ở riêng lẻ có mục đích cho thuê trọ.

Nhiều địa phương tại Hà Nội đã rà soát quỹ đất đẹp, đầu tư hạ tầng đồng bộ để hấp dẫn các nhà đầu tư, qua đó hướng đến việc đạt mục tiêu thu ngân sách từ đấu giá quyền sử dụng đất.

Gần đây, thị trường bất động sản Việt đã xuất hiện những tên tuổi mới phát triển rất mạnh mẽ khi theo đuổi chiến lược M&A (mua bán và sắp nhập).