Gỡ quy định về đất ở góp phần giảm giá chung cư

Giá bán trung bình phân khúc chung cư hiện nay đang ở ngưỡng 54 triệu đồng/m2. Có nơi đạt ngưỡng gần 100 triệu đồng/m2, mức giá tưởng như vô lý này lại đang tồn tại trên thị trường với nguyên nhân chủ yếu là thiếu hụt nguồn cung. Nếu tình trạng này không cải thiện thì rất nhiều người sẽ không thể chạm tay vào giấc mơ an cư. Để giải bài toán nguồn cung cần phải tháo gỡ những vướng mắc làm chậm trễ tiến độ xây dựng dự án, mà yếu tố quan trọng là vấn đề liên quan đến đất ở.

Để xây dựng một dự án nhà ở cần phải có quỹ đất rộng lớn. Quỹ đất này bao gồm đất ở và đất khác, phần lớn các dự án hiện nay được triển khai trên quỹ đất ban đầu là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất sản xuất. Tuy nhiên dự thảo mới nhất của Luật Đất đai sửa đổi lại đang bó hẹp phạm vi này.

Cụ thể điểm b, khoản 1, Điều 128 quy định việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để làm dự án nhà ở thương mại phải là “đất ở hoặc đất ở và đất phi nông nghiệp không phải đất ở đã nộp tiền sử dụng đất hoặc nộp tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê”. Khoản 6, Điều 128 cũng quy định điều kiện tương tự đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất để làm dự án nhà ở thương mại. Nếu quy định này chính thức có hiệu lực thì rất khó cho chủ đầu tư, vướng mắc pháp lý vẫn tiếp tục tồn tại và một số dự án đã phê duyệt nay bị coi là dự án treo.

Bà Đinh Thị Loan - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Quý Bắc Ninh cho biết: "Nếu như ngày xưa đã giao chủ đầu tư mà giữa đất ở và đất phi nông nghiệp lẫn lộn hoặc là độc chỉ có đất phi nông nghiệp mà chủ đầu tư đã trót bỏ ra để giải phóng mặt bằng. Nhưng nếu theo luật lại bắt đấu giá quyền sử dụng đất, điều đó rất bất cập và rủi ro cho chủ đầu tư. Vì lúc này tiền bỏ ra cũng kéo dài và ảnh hưởng đến nguồn vốn của chủ đầu tư và người khác lại trúng thì cũng sẽ khó khăn".

Bà Đinh Thị Loan - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Quý Bắc Ninh phát biểu

Được biết hiện nay có khoảng 600 dự án nhà ở thương mại trên cả nước đang gặp khó do quy định phải có đất ở hoặc một phần đất ở mới được chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư. Trong đó Hà Nội có khoảng 82 dự án, TP.HCM có khoảng 126 dự án.

Trước những bật cập đó, cần thiết phải sửa đổi nội dung này theo hướng cho phép nhà đầu tư được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng “đất ở” hoặc “đất ở và đất khác” hoặc “đất khác không phải là đất ở” phù hợp quy hoạch sử dụng đất, đô thị, xây dựng, chương trình phát triển nhà ở để thực hiện dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ.

Gỡ quy định về đất ở góp phần giảm giá chung cư

Từ đó tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đặc biệt là các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản lớn có năng lực để đầu tư phát triển các dự án nhà ở, khu đô thị có quy mô diện tích lớn để vừa có kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ vừa có nhiều tiện ích, dịch vụ đô thị giải “cơn khát” nhà ở hiện nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh giá đất tăng cao, nguồn cung nhà ở giá rẻ thiếu, nhà ở xã hội đã sử dụng hiện đang được rao bán tăng gấp 2-3 lần so với mức giá khi mở bán.

Tính pháp lý rõ ràng, bàn giao tài sản nhanh, cơ sở hạ tầng được Nhà nước đầu tư đồng bộ là những yếu tố để đất đấu giá thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Đây là nội dung được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại cuộc họp thảo luận về nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai vừa diễn ra.

Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành xây dựng, ban hành thông tư quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Sau thời gian tạm dừng để rà soát pháp lý, từ giữa tháng 9, nhiều huyện của Hà Nội bắt đầu đấu giá đất trở lại. Thanh Oai, Mỹ Đức, Đan Phượng và Mê Linh sẽ đấu giá hơn 250 lô đất từ nay đến đầu tháng 10.

HoREA kiến nghị mức thuế ưu đãi thu nhập với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội (NƠXH) cho thuê là 6%, thấp hơn 4% theo đề xuất của Bộ Tài chính.