Gỡ vướng cho các dự án giao thông đường bộ

Được sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương liên quan vào cuộc tháo gỡ, sau gần 11 tháng triển khai, dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đã đạt sản lượng gần 12% giá trị các hợp đồng. Tuy nhiên, kết quả tiến độ thi công này vẫn chưa đạt mục tiêu kỳ vọng mà còn đang bị cản trở bởi thiếu nguồn vật liệu cát, đất đắp, chậm giải phóng mặt bằng. Vì vậy, Chính phủ chỉ đạo các đơn vị liên quan cần tận dụng tối đa cơ chế đặc thù để tháo điểm nghẽn cho cao tốc.

Nhìn lại quá trình thi công 11 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam giai đoạn một, nhiều khó khăn bủa vây, trong đó nguyên nhân lớn nhất là thiếu đất đắp khiến nhiều dự án liên tục phải gia hạn tiến độ. Nắm bắt khó khăn này, Chính phủ đã nhanh chóng đưa ra cơ chế đặc thù cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường để các địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu triển khai thực hiện. Có cơ chế đặc thù, các chủ thể liên quan đã vận dụng triệt để nên đã rút ngắn được nhiều thủ tục, giảm thời gian cấp phép mỏ đất, từ đây nút thắt đã được tháo gỡ, tiến độ các dự án lần lượt về đích đúng hẹn.

10 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam giai đoạn hai từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa cần 9,7 triệu m3 cát, nhưng chưa đáp ứng về công suất. Bộ Giao thông Vận tải cho rằng nếu các nhà thầu, chủ đầu tư và địa phương không sớm chủ động, tích cực triển khai thủ tục khai thác mỏ vật liệu tận dụng triệt để theo cơ chế đặc thù sẽ thiếu hụt trầm trọng nguồn cung vật liệu cho các dự án vì hết năm 2023 cơ chế này sẽ hết hiệu lực.

Theo một số đại biểu Quốc hội, dù Chính phủ đã có cơ chế đặc thù nhưng nhìn chung các dự án giao thông đường bộ hiện đang vướng mắc bởi các quy định của pháp luật, vì vậy Chính phủ đã đề xuất tại Kỳ họp Quốc hội lần này cần có cơ chế đặc thù để đảm bảo tiến độ chung cho các dự án giao thông đường bộ.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương về cung cấp nguồn vật liệu đắp nền đường cho các dự án giao thông trọng điểm vùng Đồng bằng Sông Cửu Long vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các chủ thể liên quan cần vận dụng tối đa cơ chế đặc thù, tất cả mỏ khai thác vật liệu phục vụ dự án cao tốc trọng điểm quốc gia phải hoàn thiện thủ tục theo cơ chế đặc thù trong năm 2023 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quy hoạch điện VIII được ban hành từ tháng 5/2023, thế nhưng sau gần một năm, ngày 1/4/2024, kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII mới được ban hành.

Từ năm 2025, Thông tư 47 năm 2024 của Bộ GTVT quy định chủ xe đưa ô tô đi đăng kiểm, dù là xe trả góp cũng không cần xuất trình giấy biên nhận thế chấp bản chính đăng ký xe của ngân hàng, cơ sở đăng kiểm phải tiếp nhận kiểm định.

Chính phủ vừa thực hiện điều chỉnh quy định về niên hạn sử dụng đối với các xe kinh doanh loại hình vận tải hành khách theo hướng phù hợp với Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Sau 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06, Phòng cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06) - Công an thành phố Hà Nội đã đạt nhiều thành tựu quan trọng.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 26/12, bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc tăng cường xuống nước ta. Thủ đô Hà Nội sẽ xuất hiện mưa nhỏ rải rác, trời rét đậm về đêm và sáng sớm trong nhiều ngày.

Cuối năm là thời điểm hoạt động kinh doanh, thương mại tại các khu chợ, trung tâm thương mại trở nên sôi động, nhưng kèm theo đó là tiềm ẩn nguy cơ hoả hoạn. Do đó, đòi hỏi sự tăng cường quản lý, giám sát của các cơ quan, đơn vị chức năng trong công tác PCCC, cùng ý thức của từng hộ kinh doanh.