Gói trừng phạt thứ 13 của EU nhằm vào Nga

Các thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về gói trừng phạt thứ 13 nhằm vào Nga, liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Theo một quan chức Bỉ, các đại sứ EU đã nhất trí về nguyên tắc về gói trừng phạt được cho là nhằm vào gần 200 thực thể và cá nhân của Nga, nhưng không có các biện pháp trừng phạt theo lĩnh vực mới. Dự kiến gói trừng phạt trên sẽ chính thức được phê duyệt vào ngày 24/2 tới, thời điểm đánh dấu tròn hai năm xảy ra cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Trước đó, ngày 20/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng cho biết Washington sẽ công bố một gói trừng phạt lớn chống lại Nga vào ngày 23/2, liên quan đến cuộc xung đột kéo dài hai năm qua ở Ukraine. Tuy nhiên nhà lãnh đạo Mỹ không cung cấp thông tin chi tiết về các biện pháp trừng phạt.

 

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tính pháp lý của Tổng thống Volodymyr Zelenskyy đang trở thành chủ đề tranh cãi gay gắt giữa Nga và phương Tây, khi ông chính thức kết thúc nhiệm kỳ 5 năm vào ngày 20/5 nhưng cuộc bầu cử tổng thống ở Ukraine vào năm 2024 đã bị hủy bỏ với lý do thiết quân luật và tổng động viên.

Truyền thông Mỹ đưa tin, các quan chức nước này bày tỏ lo ngại vụ rơi trực thăng khiến Tổng thống Iran Ebrahim Raisi thiệt mạng có thể kích hoạt một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Cái chết của Tổng thống Iran và các quan chức cấp cao khác của nước này trong vụ tai nạn trực thăng hôm 19/5 liệu có thể dẫn tới những thay đổi lớn trong chính sách của Iran?

Chiến dịch gây quỹ tranh cử năm 2024 của Tổng thống Joe Biden trong tháng 4 đã lần đầu tiên tụt hậu so với đối thủ Donald Trump, sau khi cựu tổng thống tăng cường hợp tác với Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa và tổ chức các buổi gây quỹ với số tiền lớn.

Iran đã thông báo về lịch trình lễ tang cố Tổng thống Ebrahim Raisi sau khi ông và đoàn tháp tùng tử nạn trong một vụ rơi máy bay trực thăng tại tỉnh Đông Azerbaijan ngày 19/5 vừa qua.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết mục tiêu chính của Kiev tại Hội nghị hòa bình ở Thụy Sĩ là giải quyết vấn đề an ninh lương thực và an ninh hạt nhân, cũng như vấn đề nhân đạo, trong đó có việc trao đổi tù binh.