Gói vay ưu đãi cho nhà ở xã hội thiếu hấp dẫn
Lãi suất chưa thực sự ưu đãi, nhiều qui định ngặt nghèo, hạn chế cả doanh nghiệp lẫn người dân; thời gian cho vay ưu đãi ngắn sau đó thả nổi… là những nguyên nhân khiến gói 120.000 tỷ- từng được đặt nhiều hy vọng, giờ đem lại thất vọng lớn.
Doanh nghiệp TCT Viglacera, được đánh giá là có kinh nghiệm và thực lực kinh tế lớn, còn tồn kho 3.000/8000 căn hộ đã hoàn thành. Với Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), ưu tiên lớn nhất hiện nay là đẩy mạnh nguồn cung, không phải nguồn vốn vay từ gói 120.000 tỷ đồng.
Còn với doanh nghiệp có nhu cầu, khi tiếp cận gói vay đã gặp phải nhiều trở ngại từ thủ tục pháp lý. Ngoài ra, mức ưu đãi cũng chưa hấp dẫn.
Hiện, Ngân hàng đang áp mức ưu đãi 8% một năm với doanh nghiệp và 7,5% mỗi năm với người mua nhà. Đây được xem là mức lãi khá cao trong khi thời gian ưu đãi ngắn, sau đó thả nổi.
Đến thời điểm này, mới có 28/63 địa phương tham gia gói vay. Trong đó, 68 dự án với nhu cầu vay hơn 30.000 tỷ đồng được công bố đủ điều kiện vay theo chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng. Khi lãi suất vay thương mại đang rất thấp, Bộ Xây dựng hiện đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nghiên cứu, xem xét hạ mức lãi suất cho vay từ nguồn vốn này sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn.
Sáng 17/11, Nam Long chính thức mở bán giai đoạn 2 dự án Nam Long II Central Lake. Chỉ sau 3 giờ, 80% giỏ hàng công bố đã được tiêu thụ, ước tính doanh số pre-sale đạt 600 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng, thành phố hiện có 69 dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai; trong đó, từ năm 2021 đến nay đã hoàn thành khoảng 0,64 triệu m² sàn nhà ở xã hội, hơn 10.270 căn hộ.
Những khu nhà tái định cư cũ trên địa bàn Hà Nội đang được rao bán với mức giá rất cao, lên tới 60-70 triệu đồng/m2. Nhiều chuyên gia cho rằng đà tăng giá nhà tái định cư là phi lý, đặt ra dấu hỏi về lượng giao dịch thực tế của phân khúc này.
Theo kế hoạch, Dự thảo Nghị quyết về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Bên cạnh việc giám sát, minh bạch quy chế cụ thể về đối tượng được mua/thuê mua nhà ở xã hội, nhiều ý kiến cho rằng để loại hình nhà ở này có tốc độ phát triển nhanh hơn, nhiều người dân có thể tiếp cận hơn, thì cần phát triển thêm các dự án theo hướng cho thuê.
Năm 2024, Chính phủ phấn đấu hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, mục tiêu này hiện khó khả thi do gặp nhiều khó khăn.
0