Google, Facebook sẽ phải trả tiền cho tin tức của Australia

Australia đang có kế hoạch ban hành các quy định mới buộc các công ty công nghệ lớn như công ty mẹ của Google và Facebook là Alphabet và Meta trả tiền cho các công ty truyền thông của nước này để có nội dung tin tức trên nền tảng của họ.

Động thái này được mô tả là "sáng kiến mặc cả tin tức", gây áp lực lên các gã khổng lồ công nghệ toàn cầu phải trả tiền cho các nhà xuất bản nội dung hoặc phải đối mặt với việc phải trả hàng triệu đô la để tiếp tục hoạt động tại Australia.

Trợ lý Bộ trưởng Tài chính kiêm Bộ trưởng Dịch vụ Tài chính Stephen Jones cho biết sáng kiến này sẽ tạo ra động lực tài chính để đạt được thỏa thuận giữa các nền tảng kỹ thuật số và các doanh nghiệp truyền thông tin tức tại Australia.

Theo quan chức này, các chủ thể phải tuân theo quy định này được định nghĩa là các nền tảng mạng xã hội và công cụ tìm kiếm lớn có doanh thu tại Australia vượt quá 250 triệu đô la Australia (khoảng 160 triệu USD).

Sau thông tin từ giới chức Australia, các công ty công nghệ lên án kế hoạch này. Người phát ngôn của Meta cho biết đề xuất này không tính đến thực tế hầu hết mọi người không truy cập nền tảng để tìm nội dung tin tức và các nhà xuất bản tin tức tự nguyện chọn đăng nội dung trên nền tảng vì nhận được giá trị khi làm như vậy.

Người phát ngôn của Google cho biết quyết định này nguy cơ ảnh hưởng đến tính khả thi của các thỏa thuận thương mại với các nhà xuất bản tin tức tại Australia.

Vào năm 2021, Australia thông qua luật yêu cầu các gã khổng lồ công nghệ của Mỹ, chẳng hạn như Google của Alphabet và Meta, phải trả tiền cho các công ty truyền thông vì những liên kết thu hút người đọc và doanh thu quảng cáo đến nền tảng của họ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đang chuẩn bị cho các cuộc đàm phán đầy thách thức với Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhằm đảm bảo cam kết duy trì sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Liên minh châu Âu (EU) đã dành nhiều tháng để chuẩn bị ứng phó với sự trở lại của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng, ông Trump được cho là sẽ thực hiện các chính sách đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử, trong đó có chính sách nhằm vào vấn đề thương mại với EU, như ngành công nghiệp ô tô, nguồn cung năng lượng hay thuế quan.

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vừa đưa ra cảnh báo rõ ràng về các cuộc chiến thương mại tiềm tàng, trong bối cảnh có nhiều quan ngại về khả năng xảy ra cuộc chiến thuế quan sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa tăng thuế với một loạt đối tác thương mại.

Thành phố Gaza đang tiến hành lắp đặt các khu lều tạm để đón người dân Palestine quay trở về theo đúng mốc thời gian của thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas.

Từ việc giải quyết các cuộc xung đột lớn trên thế giới tới mối quan hệ ngoại giao với các đồng minh và đối thủ cạnh tranh, thuế quan, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tóm lược những định hướng đối ngoại gửi tới Diễn đàn kinh tế thế giới đang diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ.

Bộ Quốc phòng Nga đưa tin: Lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ 121 máy bay không người lái (UAV) của Ukraine trong đêm qua trên 13 khu vực của Nga. Đây là cuộc tấn công lớn nhất bên ngoài khu vực tác chiến quân sự đặc biệt kể từ đầu năm 2025.