Hà Đông - một miền di sản

Nằm ở phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội, Hà Đông là mảnh đất có bề dày lịch sử văn hóa, là miền di sản với những giá trị văn hóa lâu đời, lưu giữ nét cổ kính hiếm có. Đến với Hà Đông là đến với một kho tàng di sản văn hóa, nơi mỗi bước đi đều là hành trình khám phá những nét đẹp độc đáo của đất Việt.

Những ngôi làng truyền thống, những ngôi chùa, đền cổ vẫn vững chãi qua bao thăng trầm thời gian. Nơi đây, mỗi con phố, mỗi góc nhỏ đều thấm đẫm hương vị lịch sử và những câu chuyện chưa kể. Chặng đường 16 năm hợp nhất với Hà Nội đánh dấu những bước tiến dài của một quận nội thành giàu tiềm năng. Hà Đông - 120 năm dấu ấn vàng son, nơi quá khứ giao hòa cùng hiện tại, viết tiếp hành trình phát triển vững bền.

Lụa Hà Đông - thoi đưa dệt dòng thời gian

Mỗi người con của làng Vạn Phúc, dù đi đâu, cũng không thể quên tiếng lách cách đều đặn của khung cửi dệt lụa vang lên từ những ngày ấu thơ, như một phần không thể tách rời trong ký ức của họ.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Huệ, thế hệ thứ năm trong gia đình nối nghiệp dệt lụa tơ tằm, đã ngồi bên khung cửi từ khi còn nhỏ. Từ những ngày còn là cô bé 9-10 tuổi, bà đã cùng gia đình chăm chút từng sợi tơ, từng bước dệt nên những tấm lụa tinh xảo, quý giá.

Dù thời gian có thay đổi, nghề dệt lụa Vạn Phúc vẫn giữ được giá trị của nó nhờ những người như bà Nguyễn Thị Huệ, những người đã dành cả đời cho khung cửi. Nghề dệt lụa truyền thống dù có lúc thăng trầm nhưng vẫn luôn có những con người bền bỉ, kiên cường gìn giữ, dù hiện nay thị trường đầy rẫy những sản phẩm lụa dệt máy hay lụa nhập khẩu.

Cũng giống như nghệ nhân Nguyễn Thị Huệ, gia đình nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm vẫn cần mẫn bên khung cửi đã ngả màu thâm nâu theo năm tháng. Mặc dù đã ngoài sáu mươi, nhưng bà Nguyễn Thị Tâm chưa bao giờ nghĩ đến việc bỏ nghề. Với bà, khung cửi không chỉ là công cụ để tạo ra lụa, mà là linh hồn của một truyền thống, là nơi lưu giữ bao công sức và tình yêu dành cho nghề. Mỗi tấm lụa dệt ra không chỉ là sản phẩm, mà là minh chứng cho niềm đam mê, sự kiên trì và tình yêu sâu đậm với nghề dệt đã in sâu vào cuộc đời bà.

Nếp nhà xưa vẫn vẹn nguyên dấu ấn thời gian. Chiếc máy dệt cũ kĩ, sờn màu theo năm tháng, vẫn đứng đó, bên khung cửa, như một nhân chứng lặng lẽ của lịch sử. Tiếng thoi dệt vải vang lên đều đặn, "lách cách" như bài dân ca bất tận, đầy yêu thương và hạnh phúc.

Di tích nhà lưu niệm Bác Hồ

Những di tích cách mạng, kháng chiến luôn là điểm nhấn thú vị của du lịch Thủ đô. Một trong số đó là Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) - nơi Bác Hồ viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào mùa đông năm 1946.

Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời không lâu thì thực dân Pháp âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Trước tình thế nguy ngập đó, ngày 3/12/1946, Bác bí mật về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu.

Tại ngôi nhà này, trong hai ngày 18, 19/12/1946, Người đã chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng, phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Cũng tại đây, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.

Nhà cụ Dương đã được chọn là nơi ở và làm việc của Bác Hồ trong 16 ngày vì những yếu tố đặc biệt của ngôi nhà này. Cụ Dương sở hữu một xưởng dệt lụa lớn, nơi thường xuyên có khách đến giao thương, thuận lợi để che mắt bọn mật thám. Ngoài ra, bản thân cụ Dương cũng là người tham gia tích cực vào các công việc phục vụ cách mạng, giúp đỡ Bác Hồ trong những năm tháng đầy khó khăn. Chính sự kết hợp giữa một địa điểm ẩn náu kín đáo và sự hỗ trợ nhiệt tình của cụ Dương đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cho Bác trong suốt thời gian đó.

Ngôi nhà gồm một tòa nhà chính hai tầng và hai dãy nhà hai bên, mỗi dãy ba gian. Tầng một của tòa nhà chính hiện trưng bày một số hình ảnh hiện vật của Bác trong thời gian Người ở và làm việc tại Vạn Phúc.

Cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, di tích Nhà lưu niệm Bác Hồ đã trở thành một địa chỉ du lịch về nguồn hấp dẫn, được nhiều người ghé thăm trong hành trình khám phá làng lụa nghìn năm.

"Phố cổ" thứ hai của Hà Nội

Nằm nơi ngã ba đông đúc, sầm uất tại con phố Trần Hưng Đạo, quận Hà Đông, ngôi nhà của gia đình bà Nguyễn Thị Bình Thuận được gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo một ấn tượng đặc biệt. Những mảng tường đã nhuốm màu thời gian, cánh cửa sổ bằng gỗ rêu phong, ống thoát nước xa xưa nay vẫn còn tồn tại ở một góc căn nhà. Trải qua năm tháng, căn nhà nơi tỉnh lỵ sôi động khi xưa vẫn còn khá nguyên vẹn.

Nhiều thế hệ đã sinh sống tại căn nhà có từ năm 1953 này. Những kỷ niệm thời gian còn phụ giúp cha mẹ bán thuốc Đông y vẫn luôn sống động trong tâm trí bà Thuận. Với bà, ngôi nhà không chỉ là nơi cư trú mà còn là một phần không thể tách rời của những ký ức thời thơ ấu.

Sinh ra, lớn lên rồi kết hôn, sinh con trong căn nhà này, đối với bà Thuận, căn nhà đã gắn bó máu thịt trong cuộc sống của bà, dù nó đã xuống cấp trầm trọng với đủ các loại bất tiện.

Còn tại căn nhà cổ số 8A trên phố Phan Bội Châu (Hà Đông), đây là một địa điểm yêu thích của những ai yêu mến không gian cổ xưa. Tầng 2 của ngôi nhà vẫn còn gần như nguyên bản, từ cửa sổ cho đến những nét họa tiếp được trang trí xung quanh căn nhà. Hiện nay, ngôi nhà này được cho thuê để mở quán cà phê. Nơi đây thu hút nhiều người yêu thích phong cách cổ xưa, thường xuyên ghé qua để tìm lại quá khứ.

Sau năm 2008, khi sáp nhập địa giới hành chính, thị xã Hà Đông đã trở thành quận rộng thứ 2 của thành phố Hà Nội. Đứng trước sự đổi thay của cuộc sống hiện đại, các khu đô thị mới đã dần thay thế cho những ngôi nhà cũ, song vẫn còn đó bóng dáng của một đô thị sầm uất của tỉnh lỵ trước kia.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phòng Cảnh sát hình sự - CATP Hà Nội vừa phối hợp với Phòng 5 - Cục Cảnh sát Hình sự - Bộ Công an triệt xóa thành công đường dây môi giới mua bán thận, bắt giữ ổ nhóm đối tượng có liên quan.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Tham ô tài sản; In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước" xảy ra tại Tập đoàn Thiên Minh Đức và các đơn vị có liên quan; đồng thời khởi tố 07 bị can.

Nghi phạm trong vụ án 4 người trong cùng một gia đình chết bất thường tại huyện Phú Xuyên vừa bị Công an TP. Hà Nội phối hợp cùng Cục Cảnh sát hình sự bắt giữ khi đang lẩn trốn tại tỉnh Vũng Tàu.

Với sự nỗ lực của lực lượng Cảnh sát hình sự Công an Thành phố Hà Nội, trong năm 2024, tình hình tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn thành phố đã được kiềm chế, kéo giảm 17,1% so với năm 2023; tỷ lệ điều tra, khám phá án về trật tự xã hội đạt gần 80%.

Tối 18/1, Công an thành phố Hà Nội thông tin chính thức về vụ cháy làm hai người tử vong xảy ra tại huyện Phú Xuyên (Hà Nội).

Liên quan tới vụ việc 04 người trong cùng một gia đình tử vong tại huyện Phú Xuyên, CATP Hà Nội và các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp điều tra và bắt giữ nghi phạm là Vũ Văn Vương - người nhà của các nạn nhân.