Hà Giang hứng chịu trận lũ lớn nhất trong 30 năm qua

Trận lũ đã gây ngập lụt diện rộng ở thành phố Hà Giang, sạt lở đất và lũ tại các địa phương khiến 3 người chết. Nhiều người dân không kịp di chuyển tài sản do lũ lên quá nhanh.

Đêm 9/6 và rạng sáng 10/6, mưa bắt đầu lớn hơn trên hầu khắp các khu vực. Từ khoảng 3 giờ sáng 10/6, nước lũ bắt đầu dâng cao gây ngập úng.

Trận lũ đã gây ngập lụt diện rộng ở thành phố Hà Giang.

UBND tỉnh Hà Giang cho biết hai cầu treo bị lũ cuốn trôi tại xã Thuận Hòa và xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên; 5 tuyến đường, 12 vị trí sạt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông.

Nhà dân bị ngập sâu 2-3 m. Ảnh: Nguyễn Duy Tuấn, PV báo Hà Giang.

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang thông tin, đến 12 giờ trưa 10/6, mưa lũ làm ba người chết. Hai bố con ở Hoàng Su Phì bị lũ cuốn tử vong và một người ở Quản Bạ chết do sạt lở đất.

Một ôtô mắc kẹt giữa dòng nước. Ảnh: Nguyễn Duy Tuấn, PV báo Hà Giang.

Theo thống kê sơ bộ, tại thành phố Hà Giang có 39 điểm ngập, gây ngập 350 nhà, 50 ô tô và 70 xe máy. Nhiều tuyến đường ở thành phố Hà Giang và các huyện bị ngập úng cục bộ, sạt lở. Ước tính thiệt hại khoảng 19,5 tỷ đồng.

Nhiều tuyến đường ở thành phố Hà Giang và các huyện bị ngập úng cục bộ, sạt lở gây ách tắc giao thông.

Ngay sau khi xảy ra mưa lớn, ngập úng, tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các đơn vị, công an các huyện, thành phố chủ động ứng phó với các tình huống mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất gây ra, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, xử lý các tình huống do thiên tai gây ra.

Theo tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang lúc 11 giờ trưa 10/6, mực nước trên sông Gâm tại trạm thủy văn Bắc Mê trên mức báo động ba là 0,11m và dự báo tiếp tục lên trên báo động ba từ 0,6 - 1,2 m.

Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai yêu cầu tỉnh Hà Giang chủ động có biện pháp sẵn sàng tổ chức di dời, sơ tán khẩn cấp người dân.

Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chiều 10/6 có công văn hỏa tốc yêu cầu tỉnh Hà Giang chủ động sẵn sàng tổ chức di dời, sơ tán khẩn cấp người dân ở hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng, ven sông có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn.

Bố trí lực lượng kiểm tra, rà soát, khơi thông dòng chảy, tổ chức canh gác, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các cầu, ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết. Đồng thời triển khai phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn hồ chứa và duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 2/7, thông tin từ Đội Cảnh sát PCCC và CNCH trên sông (Phòng PC07) Công an thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa cứu nạn thành công một nam sinh nhảy cầu tự tử.

Phân loại rác tại nguồn, việc tưởng dễ nhưng lại khó triển khai do thói quen của nhiều người... Bắt đầu từ ngày 1/7, Quận Hoàn Kiếm thí điểm thực hiện điều này ở tất cả 18 phường trên địa bàn.

Hiện nay, Hà Nội đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị với các công nghệ khác nhau phụ thuộc vào tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà thầu. Do đó, máy móc, thiết bị hoặc hệ thống của tuyến đường sắt đô thị này khó có thể sử dụng cho tuyến đường khác, gây ra sự lãng phí lớn về nguồn lực.

Hơn 10 năm nay, người dân sống dọc tuyến đường Nguyễn Cảnh Dị kéo dài thuộc quận Hoàng Mai khổ sở trước tình trạng thi công dở dang.

Sáng 2/7, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cùng các đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 6 thành phố Hà Nội đã tiếp xúc với gần 500 cử tri của quận Hà Đông và các huyện Thanh Trì, Thanh Oai để báo cáo về kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, ghi nhận nguyện vọng, kiến nghị của cử tri.

Giai đoạn 2024-2030, Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành 96,8 km đường sắt đô thị với nguồn vốn 14,6 tỷ USD. Các dự án đường sắt đô thị tại Việt Nam hiện sử dụng vốn ODA từ nước ngoài, chủ yếu từ Nhật, châu Âu và Trung Quốc. Tiêu chuẩn kỹ thuật vì thế có sự ràng buộc và ưu tiên sử dụng sản phẩm xuất xứ nước tài trợ.