Hà Nội áp dụng Bảo hiểm y tế cho bệnh nhân HIV/AIDS

Nhân ngày Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS, Hà Nội nhấn mạnh, những năm vừa qua Thành phố đã quản lý điều trị tốt bệnh nhân HIV/AIDS, điều trị ARV (thuốc kháng vi rút HIV) chi trả bằng bảo hiểm y tế. Đến năm 2023, 19/19 cơ sở điều trị bệnh nhân HIV ở Hà Nội đều tham gia bảo hiểm y tế.

Với bệnh nhân HIV/AIDS, điều trị ARV (thuốc kháng vi rút HIV) cần liên tục và suốt đời. Hết năm 2018, nguồn viện trợ thuốc ARV điều trị miễn phí của các tổ chức quốc tế cho bệnh HIV tại Việt Nam đã kết thúc. Điều này tưởng chừng như ảnh hưởng đến việc điều trị của người bệnh cũng như mục tiêu khống chế thành công dịch bệnh HIV/AIDS tại nước ta. Tuy nhiên, từ năm 2019, Quỹ bảo hiểm y tế đã trở thành “phao cứu sinh” cho những người nhiễm HIV.

Cụ thể, thuốc ARV đã được mua sắm đấu thầu tập trung cấp quốc gia. Hà Nội đã hỗ trợ chi phí cùng chi trả đối với thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế. Nhờ đó, người bệnh vẫn được điều trị kịp thời, không bị gián đoạn.

Từ năm 2023, 8356 bệnh nhân HIV tại 19/19 cơ sở điều trị HIV/AIDS do Sở Y tế Hà Nội quản lý thực hiện cấp thuốc uống ARV qua quỹ Bảo hiểm Y tế. Ngoài ra, khi bệnh nhân HIV mắc các bệnh lý khác vẫn được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh từ thanh toán Bảo hiểm Y tế.

Do đó, tất cả các cơ sở điều trị của thành phố đã và đang tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người bệnh HIV/AIDS được khám, chữa bệnh ân cần, niềm nở, đảm bảo bí mật thông tin cá nhân cho người bệnh. Tuy nhiên, số người nghiện cùng với các tệ nạn xã hội vẫn chưa giảm cũng là nguy cơ phát sinh bệnh nhân HIV trong cộng đồng nếu không được tư vấn, xét nghiệm và quản lý, điều trị kịp thời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vừa qua, Bộ Y tế và Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam đã phát động hiến mô tạng “cho đi là còn mãi” tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư mới quy định về phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73.

Việc khám sàng lọc khiếm thính, phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh về chức năng nghe cho trẻ mầm non là rất quan trọng. Đây là một trong những hoạt động quan trọng của Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh của thành phố đã và đang được triển khai miễn phí tại 10 quận, huyện ở Hà Nội.

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.

Báo cáo của gần 700 cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước cho thấy, chỉ tính riêng năm 2023 đã có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, người mắc sởi trong thời gian gần đây tiếp tục gia tăng, đặc biệt là nhóm trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi và trên 11 tuổi, mặc dù nhiều trẻ đã được tiêm phòng.