Hà Nội bình ổn giá hàng hoá phục vụ Tết

Các siêu thị, nhà phân phối, chợ truyền thống… đã chủ động nhập, dự trữ hàng hóa thiết yếu, nhiều đơn vị triển khai các chương trình khuyến mại hấp dẫn, nhất là đối với những mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao, để kích cầu sức mua, góp phần bình ổn giá và kiểm soát lạm phát.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Để đáp ứng nhu cầu mua sắm cao điểm của của người dân, hệ thống Siêu thị BRGMart Thành Công đã phối hợp với các nhà cung cấp dự trữ hàng hóa Tết tăng gấp 2-3 lần các tháng trong năm, đảm bảo lượng hàng phong phú, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, minh bạch nguồn gốc và bình ổn giá thị trường.

Bà Vũ Hoài Anh, Giám đốc Siêu thị BRGMart Thành Công, cho biết: "Đến thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ nhu cầu đón Tết của hệ thống siêu thị BRGMart đã triển khai hoàn thiện, dự kiến sức mua sắm của khách hàng sẽ tăng mạnh vào khoảng thời gian 2 tuần trước Tết. Sức mua hàng của người dân rất tích cực, tăng trưởng 20-30% qua cùng thời kỳ. Đặc biệt, xu hướng người dân mua sắm online cũng tăng mạnh so với năm ngoái".

Anh Bùi Quốc Đạt, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội, nhận xét: "Mình thấy các mặt hàng Tết năm nay rất đa dạng và phong phúc, cung cấp nhiều lựa chọn cho người dân. Ngoài ra mình thấy chính sách giảm thuế 2% đã hỗ trợ người tiêu dùng rất nhiều, mình nghĩ do được giảm thuế nên năm nay mọi người sẽ mua hàng nhiều hơn".

Theo Sở Công Thương Hà Nội, để chuẩn bị mùa mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Sở đã chủ động lên phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa, bình ổn giá dịp này; đồng thời, sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến cung cầu hàng hóa, các giải pháp điều tiết nguồn hàng sẽ được triển khai kịp thời để bảo đảm không xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa, tăng giá sản phẩm.

Ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho biết: "Để phục vụ nhu cầu mua sắm hàng Tết của người dân, các doanh nghiệp trong hệ thống bán lẻ đã chuẩn bị tốt cho sức mua hàng dự báo tăng cao dịp đầu năm, cận Tết của người dân thành phố. Sở Công Thương Hà Nội đã làm việc, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị để bảo đảm đủ số lượng hàng hóa cũng như chủ động tham gia liên kết cung - cầu với các tỉnh, thành lân cận".

Sở Công Thương Hà Nội sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực về giá, chất lượng hàng hóa nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giá, đầu cơ găm hàng, tăng giá bất hợp lý gây bất ổn thị trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Theo Sở Công Thương Hà Nội, để đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho Tết Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp trên địa bàn đã ký hợp đồng khai thác hàng hóa tăng trung bình 5% - 20% tùy từng mặt hàng. Tại các điểm bán hàng, lượng hàng hóa tăng 30% - 35%, sẵn sàng phục vụ người dân.

Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) đã đưa ngành logistics mới, logistic nhanh hay chuyển phát nhanh, phát triển nhanh chóng. Đây là mô hình giao nhận được tối ưu để đáp ứng nhu cầu giao hàng trong thời gian ngắn nhất.

Trong năm 2024, Nhật Bản ghi nhận hơn 10.000 doanh nghiệp phá sản, cao nhất 11 năm qua, trong bối cảnh thiếu hụt lao động và giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao do đồng yen mất giá.

Vào lúc 15h30 chiều 14/1 theo giờ Việt Nam, giá vàng giảm xuống còn 2.670 USD/ounce, giảm hơn 20 USD/ounce so với phiên trước.

Theo nguồn tin của Bloomberg News, Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc kịch bản bán hoạt động TikTok tại Mỹ cho tỉ phú Elon Musk nếu thua kiện tại Tòa án Tối cao Mỹ.

Sau khoảng thời gian giao dịch trong xu hướng giảm của phiên chiều, chỉ số Vn-index đã tăng về cuối phiên và thu hẹp mức giảm từ hơn 10 điểm xuống còn gần 7 điểm. HNX-Index khép phiên ở mức giảm hơn 1,3 điểm.