Hà Nội cải tạo, xây mới 166 công viên, vườn hoa

Chương trình số 03 của Thành uỷ về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025 có 14/19 chỉ tiêu đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành, trong đó điểm nhấn nổi bật nhất là xây dựng, cải tạo các công viên, vườn hoa.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Chương trình số 03 của Thành uỷ về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025, Trưởng Ban Chỉ đạo chương trình, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu các sở, ngành, địa phương rà soát ngay các cam kết tiến độ, phải có sản phẩm cụ thể, tạo sự lan toả từ cấp cơ sở.

Hà Nội đã có 166 công viên, vườn hoa nằm trong kế hoạch cải tạo xây mới. Nhiều công trình đã hoàn thành, phục vụ thiết thực người dân.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn - Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 03-CTr/TU phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Kinh tế & Đô thị.

Ba công viên lớn: Thủ Lệ, Thống Nhất, Bách Thảo đã được HĐND phê duyệt chủ trương đầu tư gần 900 tỷ đồng. Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cho biết chủ trương đã thông qua, hiện nay phân cấp đầu tư ba công viên đã giao cho quận và đơn vị quản lý, việc còn lại là giao nhiệm vụ lập quy hoạch chi tiết cho các địa phương để sớm triển khai đầu tư.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến băn khoăn về 5 chỉ tiêu khó có thể thực hiện là tỷ lệ vận tải hành khách công cộng, hạ ngầm, xây chợ, cải tạo chung cư cũ và xử lý nước thải.

Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ Nguyễn Doãn Toản nhấn mạnh Luật Thủ đô (sửa đổi) sắp có hiệu lực, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến quản lý đô thị. Các sở, ngành, địa phương cần tham mưu xây dựng ngay thể chế để cụ thể hoá luật.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Kinh tế & Đô thị.

Phát biểu kết luận hội nghị, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 03 của Thành uỷ Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh thời gian đến hết nhiệm kỳ không còn nhiều, các sở, ngành, địa phương phải rà soát ngay các cam kết, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đặc biệt là các chỉ tiêu khó hoàn thành.

Đối với ba công viên lớn: Bách Thảo, Thống Nhất, Thủ Lệ, Trưởng Ban Chỉ đạo chương trình yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố, Sở Quy hoạch kiến trúc, quận Ba Đình và Hai Bà Trưng đẩy nhanh tiến độ, báo cáo Ban Chỉ đạo ngay trong tháng 7.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu ngành điện lực hoàn thành việc hạ ngầm 238 tuyến phố; đẩy nhanh tiến độ xây dựng chợ; tháo gỡ vướng mắc xây dựng chung cư cũ; triển khai nhanh các dự án xử lý nước thải phục vụ cuộc sống người dân Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, qua theo dõi trên ảnh vệ tinh và ảnh ra đa thời tiết cho thấy, vùng mây đối lưu đang tồn tại và phát triển gây mưa rào và dông cho khu vực tỉnh Bắc Ninh.

Sáng nay 16/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã tới thăm hỏi, động viên, tặng quà người dân và học sinh các xã trên địa bàn huyện Mỹ Đức bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.

Ngay sau khi nước rút, Hội người cao tuổi huyện Sóc Sơn, Hà Nội, phối hợp với 8 doanh nghiệp trên địa bàn thăm hỏi, trao quà hỗ trợ các gia đình khó khăn.

Hội thi “Dân vận khéo” năm 2024 là hoạt động trọng điểm của ngành Dân vận Thủ đô, thiết thực chào mừng các ngày kỷ niệm của ngành Dân vận và kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Công tác chuẩn bị cho vòng chung khảo hội thi đang được các địa phương, đơn vị tích cực chuẩn bị.

Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) Hà Nội cho biết, đến cuối ngày 14/9, các quận, huyện thị xã đã tổ chức di dời hơn 75.000 người đến nơi an toàn. Trong đó, có khoảng 44.000 người đã quay trở về nơi ở cũ, tập trung tại các địa bàn các quận: Tây Hồ, Thanh Trì, Bắc Từ Liêm, Hoàn Kiếm.

Do bị ngập sâu, nước rút rất chậm nên nhiều gia đình trên địa bàn xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ phải sơ tán đến nơi an toàn. Hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống là việc làm cần thiết ngay trong lúc này.