Hà Nội cần hơn 3.000 tỷ cải tạo cầu yếu, cầu tạm
Nối hai bờ sông Nhuệ, cầu Dâu đã giúp cho bà con xã Châu Can (huyện Phú Xuyên) chấm dứt cảnh phải đi cầu phao. Tuy nhiên, sau 40 năm, cây cầu đã xuống cấp, phải cắm biển hạn chế phương tiện bởi tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Còn tại cầu Gầm nằm trên trục đường chính giao thông từ miền Tây của huyện Phú Xuyên ra Quốc lộ 1A và Trung tâm hành chính huyện, hiện mố cầu bê tông cốt thép bị nứt, khẩu độ cầu nhỏ hơn khẩu độ thoát nước lòng sông dẫn tới phần ta luy và móng mố bị xói lở, sạt trượt. Mật độ phương tiện giao thông lớn, nhiều xe quá khổ, quá tải lưu thông qua cầu, phần xe chạy chỉ có 1 làn, do đó, các phương tiện phải chờ nhau khi qua cầu gây ùn ứ, mất ATGT.
Trên địa bàn huyện Phú Xuyên có 57 cây cầu, qua rà soát có 11 cầu yếu. Các cây cầu kết nối giao thông liên xã, qua sông Nhuệ và tuyến giao thông huyết mạch của địa phương. Để đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, hàng năm huyện bố trí khoảng 2 tỷ đồng trích từ kinh phí sự nghiệp giao thông để duy tu, bảo trì, nhưng chỉ có thể sửa chữa nhỏ, không đủ kinh phí để sửa chữa lớn.
Không chỉ riêng Phú Xuyên, nhiều năm qua, Hà Nội đã có đánh giá chất lượng các cây cầu tại các huyện để đề xuất sửa chữa và xây mới, tuy nhiên, mới chỉ dừng ở sữa chữa theo kiểu “chắp vá”. Đặc biệt, sau sự cố cầu Phong Châu - Phú Thọ bị sập và cơn bão Yagi vừa qua, số lượng nằm trong danh sách cầu yếu không đảm bảo an toàn đã tăng thêm gần 20 cầu so với thống kê trước đó. Để có thể cân đối nguồn lực, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất sẽ sử dụng nguồn vốn đầu tư công và phân kỳ thực hiện, trong đó 117 cầu sẽ thực hiện xây mới trong giai đoạn 2025 - 2028; nhóm cải tạo, sửa chữa hoàn thành dứt điểm trong năm 2025.
Dù chưa xảy ra các sự cố nghiêm trọng nhưng các cây cầu yếu đang tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn cho người tham gia giao thông, đặc biệt, trong điều kiện thời tiết xấu. Khi việc sửa chữa, thay thế cầu yếu vẫn chưa được thực hiện, đồng nghĩa, nỗi lo âu, thấp thỏm vẫn sẽ luôn thường trực khi người dân di chuyển qua những cây cầu đã xuống cấp như thế này.
Nhằm chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ nhân dân Thủ đô vui xuân, đón mừng năm mới an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, tạo khí thế và động lực mới, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ công tác năm 2025, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp của Thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Chiều 24/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính ngân sách. Đáng chú ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025.
Từ ngày 24/12/2024 đến 18/1/2025, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phân luồng giao thông trên đường 70, đoạn thuộc địa bàn quận Bắc Từ Liêm, phục vụ thi công tuyến ống truyền dẫn nước sạch.
Tối 24/12, rất đông người dân đã đổ về các nhà thờ ở trung tâm thành phố Hà Nội để làm lễ, thưởng thức văn nghệ và đón Giáng sinh.
Theo Thông tư 47/2024 của Bộ GTVT có hiệu lực từ ngày 1 /1/ 2025, các cơ sở đăng kiểm sẽ không tiếp tục cấp giấy chứng nhận đăng kiểm tạm 15 ngày cho xe ô tô như hiện nay.
Chiều qua 24/12 (theo giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025, có tên gọi là “Công ước Hà Nội”.
0