Hà Nội cần hơn 3.000 tỷ cải tạo cầu yếu, cầu tạm

Thống kê sơ bộ trên địa bàn Hà Nội hiện có 172 cây cầu yếu, cầu tạm; trong số này, có 117 cầu dân sinh bị hư hỏng, xuống cấp, được đề xuất xây dựng mới, với tổng kinh phí khoảng 3.000 tỷ đồng. UBND thành phố đã yêu cầu các địa phương rà soát tổng thể để phân kỳ đầu tư, cân đối nguồn vốn và lên phương án xây mới trong giai đoạn 2025 - 2028.

Nối hai bờ sông Nhuệ, cầu Dâu đã giúp cho bà con xã Châu Can (huyện Phú Xuyên) chấm dứt cảnh phải đi cầu phao. Tuy nhiên, sau 40 năm, cây cầu đã xuống cấp, phải cắm biển hạn chế phương tiện bởi tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Còn tại cầu Gầm nằm trên trục đường chính giao thông từ miền Tây của huyện Phú Xuyên ra Quốc lộ 1A và Trung tâm hành chính huyện, hiện mố cầu bê tông cốt thép bị nứt, khẩu độ cầu nhỏ hơn khẩu độ thoát nước lòng sông dẫn tới phần ta luy và móng mố bị xói lở, sạt trượt. Mật độ phương tiện giao thông lớn, nhiều xe quá khổ, quá tải lưu thông qua cầu, phần xe chạy chỉ có 1 làn, do đó, các phương tiện phải chờ nhau khi qua cầu gây ùn ứ, mất ATGT.

Trên địa bàn huyện Phú Xuyên có 57 cây cầu, qua rà soát có 11 cầu yếu. Các cây cầu kết nối giao thông liên xã, qua sông Nhuệ và tuyến giao thông huyết mạch của địa phương. Để đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, hàng năm huyện bố trí khoảng 2 tỷ đồng trích từ kinh phí sự nghiệp giao thông để duy tu, bảo trì, nhưng chỉ có thể sửa chữa nhỏ, không đủ kinh phí để sửa chữa lớn.

Không chỉ riêng Phú Xuyên, nhiều năm qua, Hà Nội đã có đánh giá chất lượng các cây cầu tại các huyện để đề xuất sửa chữa và xây mới, tuy nhiên, mới chỉ dừng ở sữa chữa theo kiểu “chắp vá”. Đặc biệt, sau sự cố cầu Phong Châu - Phú Thọ bị sập và cơn bão Yagi vừa qua, số lượng nằm trong danh sách cầu yếu không đảm bảo an toàn đã tăng thêm gần 20 cầu so với thống kê trước đó. Để có thể cân đối nguồn lực, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất sẽ sử dụng nguồn vốn đầu tư công và phân kỳ thực hiện, trong đó 117 cầu sẽ thực hiện xây mới trong giai đoạn 2025 - 2028; nhóm cải tạo, sửa chữa hoàn thành dứt điểm trong năm 2025.

Dù chưa xảy ra các sự cố nghiêm trọng nhưng các cây cầu yếu đang tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn cho người tham gia giao thông, đặc biệt, trong điều kiện thời tiết xấu. Khi việc sửa chữa, thay thế cầu yếu vẫn chưa được thực hiện, đồng nghĩa, nỗi lo âu, thấp thỏm vẫn sẽ luôn thường trực khi người dân di chuyển qua những cây cầu đã xuống cấp như thế này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 27/11, tổ đại biểu HĐND thành phố, đơn vị bầu cử số 5, tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ trước Kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021- 2026.

Chiều 27/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, ngày 27/11, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035, với tổng nguồn vốn thực hiện tối thiểu 122.250 tỷ đồng.

Sáng 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để nghe báo cáo kết quả công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025 - 2030.

Thống kê sơ bộ trên địa bàn Hà Nội hiện có 172 cây cầu yếu, cầu tạm; trong số này, có 117 cầu dân sinh bị hư hỏng, xuống cấp, được đề xuất xây dựng mới, với tổng kinh phí khoảng 3.000 tỷ đồng. UBND thành phố đã yêu cầu các địa phương rà soát tổng thể để phân kỳ đầu tư, cân đối nguồn vốn và lên phương án xây mới trong giai đoạn 2025 - 2028.

Buổi tối, trên tuyến đường thuộc xã Quang Tiến (Tân Yên, Bắc Giang), một số phương tiện đang di chuyển thì gặp một rạp đám cưới chắn ngay giữa lòng đường.