Hà Nội chi 21.000 tỷ đồng mở rộng hai tuyến quốc lộ

Quốc lộ 21A và Quốc lộ 21B với tổng chiều dài khoảng 35km sắp được chi hơn 21.000 tỷ đồng mở rộng giúp giảm ùn tắc.

Theo đề xuất của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 21A đoạn Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai có tổng mức đầu tư (dự kiến) là 18.722 tỷ đồng; tuyến Quốc lộ 21B đoạn từ Tỉnh lộ 424 đến hết địa phận huyện Ứng Hoà với mức đầu tư dự kiến khoảng 2.300 tỷ đồng.

Toàn tuyến mở rộng quốc lộ 21A dài 25,75km, đi qua địa phận thị xã Sơn Tây, các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ (Hà Nội) và huyện Lương Sơn (Hòa Bình). Điểm đầu tại cầu Quan (Sơn Tây); điểm cuối tại Km25+745 nối về quốc lộ 21A (thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ). Tuyến chính theo cấp đường trục chính đô thị với vận tốc thiết kế 80 km/h.

Tuyến Quốc lộ 21B đoạn từ Tỉnh lộ 424 đến hết địa phận huyện Ứng Hoà cũng đang được Sở GTVT Hà Nội nghiên cứu mở rộng có chiều dài khoảng 10km, điểm đầu tại Km31+550 (nút giao đường tỉnh 424), điểm cuối tại Km41+550 (hết địa phận huyện Ứng Hòa). Đoạn qua khu dân cư thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị; quy mô mặt cắt ngang 35m với 6 làn xe. Hiện nay, đơn vị tư vấn đang phối hợp với UBND huyện Ứng Hòa để chuẩn xác số liệu giải phóng mặt bằng làm cơ sở tính toán chi phí giải phóng mặt bằng dự án.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 17/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã đến thăm, chúc mừng Ban Tuyên giáo Trung ương nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tiếp đoàn.

Rác thải ngổn ngang giữa đường 148 Trịnh Đình Cửu, phường Định Công, quận Hoàng Mai, kéo dài nhiều năm mà chưa được xử lý.

Thành phố Hà Nội đề nghị các quận, huyện nơi dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đi qua phối hợp giải phóng mặt bằng các công trình ngầm, nổi, nhất là đường dây điện, đường dây 500kV... xong trong quý III năm nay.

Các số nhà trên đường Phạm Văn Đồng rất lộn xộn, nhảy cóc, chẵn lẻ xen kẽ. Thậm chí một căn nhà gắn tới hai biển số, khiến những người muốn tìm địa chỉ phải dở khóc dở cười.

Được đưa vào khai thác thương mại từ tháng 11/2021, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam Cát Linh - Hà Đông đã vận chuyển 25.028.000 hành khách.

Đoạn tuyến trên cao từ ga S1 - S8 của dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đang trong giai đoạn nước rút cuối cùng trước khi bàn giao cho Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội đưa vào vận hành.