Hà Nội chú trọng phát triển nông nghiệp sinh thái
Trước đó, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án luật quan trọng này. Theo tổng hợp, đã có 81 lượt ý kiến phát biểu và 2 góp ý bằng văn bản của đại biểu Quốc hội về dự án luật này. Nhiều giải pháp nhằm khắc phục hạn chế của nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được đề cập, được kỳ vọng tạo chuyển biến mạnh mẽ cho “tam nông” Hà Nội.
Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đinh Tiến Dũng cho biết, việc phát triển nông nghiệp sinh thái của Thủ đô thực hiện theo mô hình nông nghiệp bền vững, chú trọng đến sự tương tác giữa các yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế. Để triển khai, việc quy hoạch nông thôn của Hà Nội rất quan trọng khi tiến trình đô thị hóa ngày càng lớn. Trong đó, cần phải bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của Hà Nội.
Đại biểu Nguyễn Thị Lan cho rằng: "Dự thảo Luật đã quy định một số chính sách đặc thù cao hơn các quy định của Trung ương nhằm tạo động lực phát triển nông nghiệp Thủ đô. Tuy nhiên, để hoàn thiện quy định về nội dung này, đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nền nông nghiệp đô thị."
Về biện pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhiều đại biểu góp ý: cần có chính sách hỗ trợ chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững và không đánh mất cơ hội tạo ra sản phẩm có giá trị cao.
Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi nếu được thông qua sẽ giúp tạo cơ sở pháp lý để Hà Nội xây dựng, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp. Bức tranh nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Hà Nội sẽ thay đổi một cách rõ nét và sớm trở thành hình mẫu lý tưởng về phát triển nông nghiệp gắn với đô thị hóa nông thôn.
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".
Tại kỳ họp chuyên đề ngày 19/11 vừa qua, HĐND thành phố đã thông qua đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội’’.
Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể đăng nhập iHanoi bằng tài khoản VNeID.
Sáng 22/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chung khảo cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Hà Nội giao các đơn vị liên quan hạ ngầm đường dây cáp đi nổi, đặc biệt tại 4 quận nội đô hoàn thành trong năm 2026. Việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi sẽ được giao trách nhiệm thực hiện cho các địa phương.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.
0