'Hà Nội chung tay' tạo mái ấm cho người già neo đơn

Dù đều có tuổi đời rất trẻ và cũng không quá dư dả về tài chính, nhưng một nhóm các bạn trẻ đã cùng nhau đóng góp để lập nên dự án “Hà Nội chung tay”. Dự án giúp đỡ cho nhiều hoàn cảnh không may mắn, hỗ trợ những người già neo đơn có chỗ tránh nắng, tránh mưa mỗi ngày.

Hơn một năm thành lập, dự án “Hà Nội chung tay” không chỉ còn là ngôi nhà cho những người già vô gia cư mà còn là một mái ấm gia đình thật sự được xuất phát từ tấm lòng của ba bạn trẻ Lê Thanh Hải, Lê Minh Sơn và Nguyễn Vương Anh. Từ những người xa lạ “không nhà cửa - không có lương hưu - không nơi nương tựa”, họ đã may mắn trở thành người một nhà ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội; căn nhà nhỏ được ví như "tổ dân phố” thu nhỏ đầy ắp tình thương của những người già vô gia cư.

Bà Nguyễn Thị Khái -  84 tuổi cho biết: “Già rồi 83, 84 tuổi rồi mà đi nhặt giấy nhặt rác thì là thấy khó khăn quá thì các cháu mới hỏi, thì là đưa bác về đây, các cháu chăm sóc tựa hồ như cái mái ấm của bác, bác về đây bác cảm tưởng rất là hạnh phúc”.

Dự án 'Hà Nội chung tay', mái ấm gia đình hạnh phúc

Số tiền thuê nhà, điện nước và một số chi phí sinh hoạt khác khoảng 10 triệu đồng/tháng đều do ba chàng trai đóng góp. Ngoài ra, ba bạn trẻ còn phân công nhau trực để hỗ trợ, chăm sóc các cụ, những lúc các cụ ốm đau, các bạn lại mua thuốc hoặc đưa đến bệnh viện thăm khám.

Hà Nội chung tay mong muốn sẽ giúp đỡ được nhiều người vô gia cư hơn nữa. Xa hơn, Lê Thanh Hải ước mơ sẽ xây dựng được một viện dưỡng lão có quy mô và đầy đủ cơ sở vật chất thiết yếu, đón những người vô gia cư ở Hà Nội về chung một mái nhà.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 2/7, thông tin từ Đội Cảnh sát PCCC và CNCH trên sông (Phòng PC07) Công an thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa cứu nạn thành công một nam sinh nhảy cầu tự tử.

Phân loại rác tại nguồn, việc tưởng dễ nhưng lại khó triển khai do thói quen của nhiều người... Bắt đầu từ ngày 1/7, Quận Hoàn Kiếm thí điểm thực hiện điều này ở tất cả 18 phường trên địa bàn.

Hiện nay, Hà Nội đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị với các công nghệ khác nhau phụ thuộc vào tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà thầu. Do đó, máy móc, thiết bị hoặc hệ thống của tuyến đường sắt đô thị này khó có thể sử dụng cho tuyến đường khác, gây ra sự lãng phí lớn về nguồn lực.

Hơn 10 năm nay, người dân sống dọc tuyến đường Nguyễn Cảnh Dị kéo dài thuộc quận Hoàng Mai khổ sở trước tình trạng thi công dở dang.

Sáng 2/7, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cùng các đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 6 thành phố Hà Nội đã tiếp xúc với gần 500 cử tri của quận Hà Đông và các huyện Thanh Trì, Thanh Oai để báo cáo về kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, ghi nhận nguyện vọng, kiến nghị của cử tri.

Giai đoạn 2024-2030, Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành 96,8 km đường sắt đô thị với nguồn vốn 14,6 tỷ USD. Các dự án đường sắt đô thị tại Việt Nam hiện sử dụng vốn ODA từ nước ngoài, chủ yếu từ Nhật, châu Âu và Trung Quốc. Tiêu chuẩn kỹ thuật vì thế có sự ràng buộc và ưu tiên sử dụng sản phẩm xuất xứ nước tài trợ.