Hà Nội chung tay vì cộng đồng không ma tuý

Sáng nay, 29/6, Bộ Công an phối hợp với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Chung một quyết tâm - Vì cộng đồng không ma tuý”, hưởng ứng tháng hành động phòng, chống ma tuý năm 2024.

Phát biểu khai mạc, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh: "Mặc dù thời gian qua Bộ Công an và các bộ, ngành, địa phương cùng với các quốc gia láng giềng phối hợp đấu tranh mạnh, nhưng tình hình tội phạm ma túy trong nước vẫn diễn biến phức tạp trên tất cả các tuyến trọng điểm. Cùng với đó số người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma tuý ở nước ta còn cao".

Hà Nội chung tay vì cộng đồng không ma tuý

Với chủ đề “Chung một quyết tâm - Vì cộng đồng không ma túy”, trên địa bàn thành phố Hà Nội, Bộ Công an đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương quan tâm triển khai và thực hiện có hiệu quả việc kết hợp chặt chẽ giữa phòng và chống, dựa trên 3 trụ cột là: “giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại của ma túy”.

Nhân dịp này, đã diễn ra lễ tuần hành hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy của lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan và các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội của Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại phiên chất vấn đã có 38 lượt đại biểu đặt câu hỏi chất vấn cũng như tranh luận để làm rõ các vấn đề. Có ba Phó Chủ tịch UBND thành phố, 15 Giám đốc sở, ban, ngành và 5 Chủ tịch UBND quận, huyện đã tham gia trả lời, báo cáo, giải trình những nội dung liên quan.

Hà Nội đã có phân tích chiến lược đào tạo nghề để phù hợp với thực tế hiện nay và triển khai xây dựng bốn trường đào tạo nghề chất lượng cao.

Tuyến đê Yên Nghĩa đi về hướng quốc lộ 6 đã được Ban quản lý dự án quận Hà Đông đầu tư cải tạo và nâng cấp. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 300m đê chưa được cải tạo, hiện đang bị hư hại nghiêm trọng, gây mất an toàn cho người tham gia giao thông.

Công tác trật tự đô thị trong nhiều năm qua ở các quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa luôn là vấn đề nóng. Dù đã nhiều lần xử lý nhưng vi phạm vẫn diễn biến phức tạp đòi hỏi các cấp, ngành cần phải có sự vào cuộc đồng bộ với nhiều giải pháp xuất phát từ cơ sở.

Theo Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh của Hà Nội, Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt khoảng 70 - 90% và đến năm 2035 đạt 100%.

Tại Kỳ họp thứ 17, Khóa XVI, HĐND thành phố Hà Nội, ngày 3/7, các đại biểu đã chất vấn và trả lời chất vấn về trách nhiệm đối với các dự án, công việc còn chậm triển khai.